Rau muống
Rau muống tính mát, có tác dụng sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Dân gian cho rằng, ăn rau muống có thể làm đầy vết thương. Một số trường hợp có thể sinh ra sẹo lồi. Vì vậy, để tránh bị sẹo lồi sau khi bấm lỗ tai, bạn nên tránh ăn loại rau này.
Đồ nếp, thịt gà
Đây là hai loại thực phẩm có tính nóng, dễ gây sưng, mưng mủ vết thương. Khi da bị tổn thương, mưng mủ sẽ lâu lành và dễ hình thành sẹo xấu trên da.
Do đó, khi có vết thương trên da, bạn nên tránh ăn hai loại thực phẩm này.
Thịt bò
Theo kinh nghiệm dân gian, ăn thịt bò trong lúc da đang có tổn thương dễ dể lại sẹo thâm. Do đó, bạn nên kiêng thịt bò trong thời gian này.
Hải sản
Hải sản cung cấp nguồn dạm dồi dào giúp vết thương mau lành tuy nhiên nó lại dễ gây dị ứng. Vì vậy, khi mới bấm lỗ tai, bạn nên hạn chế ăn các loại hải sản để tránh bị dị ứng, ngứa ngáy...
Trứng
Dân gian cho rằng, ăn nhiều trứng khi vết bấm chưa lành sẽ gây ra hiện tượng vùng da bị tổn thương có màu khác so với da xung quanh. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn trứng cho đến khi vết thương lành hẳn.
Một số lưu ý chăm sóc da cho người mới bấm lỗ tai
Không rửa vết bấm khuyên bằng cồn
Cồn có tác dụng sát trùng, khử khuẩn nhưng bạn nên hạn chế dùng cồn để rửa vết bấm khuyên. Bởi cồn làm cho da bị khô, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu, khiến vết thương lâu lành. Để vệ sinh chỗ mới bấm lỗ tai, bạn có thể dùng nước muối sinh lý thấm vào bông gòn sạch để lau nhẹ nhàng.
Hạn chế xoay khuyên bấm
Trong thời gian mới bấm khuyên, vết thương chưa lành, bạn tuyệt đối không được xoay chiếc khuyên. Việc xoay khuyên sẽ làm da lâu lành, gay kích ứng, sưng đỏ.
Vết bấm khuyên vùng sụn sẽ lâu lành hơn
Nếu bấm khuyên ở trên sụn như vành tai, khuyên mũi... thời gian sẽ lâu lành hơn so với bấm lỗ tai thông thường. Bạn nên chú ý chăm sóc để vết thương không bị nhiễm trùng, gây đau rát.