Tại Nhật Bản, những đứa trẻ thường tự đi xe bus hay tàu điện tới trường. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng các bé gái học Tiểu học cùng nhau đạp xe trên đường phố ở Tokyo vào thời gian sáng sớm. Người dân Nhật tỏ ra rất bình thường khi chứng kiến cảnh tượng này.
Chính sách của các ông bố, bà mẹ ở Italia dường như là chăm sóc con của họ với nhiều tình thương nhất có thể. Các bà mẹ người Italia thường xuyên biểu lộ sự trìu mến với trẻ và những ông bố cũng không hề lo lắng khi nói những câu như “các con tôi rất tuyệt” và ôm hay hôn chúng trước những người khác.
Một em bé người Italia.
Hệ thống phúc lợi xã hộ của Thụy Điển cho phép các hai vợ chồng được nghỉ phép để chăm sóc con trong thời gian sơ sinh, điều này giúp trẻ có thể luôn được bố hoặc mẹ chăm sóc tại nhà trong 1 năm sau khi sinh. Khi trẻ lớn hơn và đi học, các ông bố thường đưa và đón con trên đường đi làm hay về nhà.
Tại Anh, các bố mẹ thường dạy con họ cách ứng xử từ khi còn nhỏ. Điều này gần như đối lập với quan điểm của các bậc phụ huynh ở Nhật Bản khi để con cái phát triển tự do cho đến khi chúng đến tuổi đi học và bắt đầu tiếp xúc với những người ngoài gia đình.
Các ông bố, bà mẹ tại Pháp tỏ ra khá nghiêm khắc trong nuôi dạy con nhỏ. Họ thường áp dụng một lịch ăn uống nghiêm khắc, thay vì cho ăn tùy tiện mỗi khi trẻ khóc. Ngoài ra, bố mẹ ở Pháp cũng cho trẻ ngủ riêng sau khi chúng được 3 tháng tuổi. Nhiều lý do giải thích cho điều này, bao gồm khuyến khích sự tự lập, sợ làm trẻ nghẹt thở, giúp bố mẹ trở lại cuộc sống bình thường.
Bố mẹ người Pháp thường cho cong ngủ riêng khi được 3 tháng tuổi để họ có thể tự do hơn.
Các bố mẹ người Đức cũng rèn con của họ ngủ một mình trong giường cũi, cùng với việc không đón chúng ngay lập tức khi chúng khóc. Nhưng mặt khác, họ có thể thể hiện sự quan tâm tới con theo những cách dịu dàng và âu yếm. Có lẽ do điêu kiện thời tiết lạnh ở Đức, các bậc phụ huynh ở quốc gia này luôn quan tâm giữ ấm cho chân và tai của trẻ. Ngay cả khi ở trong nhà, các em bé vẫn không được đi chân không và khi ra ngoài trong những ngày trời lạnh, trẻ được đội mũ che kín tai.
Tại Nhật Bản và các nước Đông Á, trẻ sơ sinh được giữ trong nhà suốt tháng đầu tiên sau khi chào đời. Mặc dù vậy, các bố mẹ ở Thụy Sĩ lại thường đưa con của họ ra ngoài trời 1 ngày sau khi chúng chào đời. Mọi người có thể gặp những đứa trẻ sơ sinh cùng bố mẹ đi dạo ngoài trời tại Thụy Sĩ. Các bác sĩ cho rằng có thể đưa trẻ ra ngoài trời ngay sau khi chào đời, miễn là giữ ấm cho chúng khi trời lạnh và mặc thoát mát khi trời nóng.
Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh rất được coi trọng tại Hàn Quốc. Nhiều bà mẹ đã nhập trung tâm hồi sức sau khi rời bệnh viện cùng đứa con vừa chào đời. Họ thường lưu lại tại các trung tâm hồi sức khoảng 2 tuần. Các trung tâm như thế này rất phố biển tại Hàn Quốc.
Với luật quy định một cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1-2 con ở Trung Quốc, nhiều phụ nữ tại quốc gia này chỉ có cơ mang thai một lần duy nhất trong đời. Để sinh được đứa con khỏe mạnh nhất có thể, các bà bầu được khuyến khích ăn nhiều hơn các bà bầu ở những nước phát triển như Nhật Bản. Phần lớn các phụ nữ mang thai ở Trung Quốc thường tăng từ 20 đến 30 kg.
Tuy nhiên, sau khi cắt dây rốn, trẻ không thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ những gì mẹ chúng đang ăn. Để giải quyết vấn đề chăm sóc con sau khi trở lại làm việc, các bà mẹ Trung Quốc thường vắt sữa ra bình trước thời gian đi làm để cho trẻ bú. Nhưng biện pháp này có thể khiến sữa không đảm bảo chất lượng.
Tại Indonesia, các bà mẹ phải làm việc tại cơ quan có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển sữa mẹ. Với phí vận chuyển khoảng 3 USD, các nhân vận chuyển bằng xe máy sẽ đến văn phòng của bạn và nhanh chóng chuyển sữa bạn vừa vắt tới đứa con đang đói của bạn.
Tại Mỹ, các ông bố, bà mẹ thường cho con họ sử dụng bỉm tới khi 3 tuổi và một số trường hợp trẻ lớn hơn vẫn đóng bỉm.