Mỹ được biết đến như một quốc gia tiên tiến trên thế giới và nhà vệ sinh là một ví dụ rõ ràng giúp minh chứng cho điều này. Đạo luật của Mỹ ban hành vào năm 1955 có nội dung yêu cầu cụ thể cần phải lắp đặt tất cả các bệ ngồi toilet, ngoại trừ căn hộ thì nhất định phải có một khoảng trống phía trước hoặc ít nhất là bộ phận đóng mở tự động. Từ đó, thiết kế này trở nên phổ biến và xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, kể cả trong nhà ở.
Lý do quan trọng nhất hình thành nên ý tưởng nắp bồn vệ sinh hình chữ U là do cấu tạo cơ thể người. Thiết kế này có tác dụng ngăn bộ phận kín tiếp xúc trực tiếp với bệ bồn cầu nhằm giúp cho người dùng an toàn hơn và phòng tránh một số vấn đề nhiễm khuẩn khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Không những thế, khoảng trống giúp cho nhiều bạn nữ hay nam khi đi đại tiện cũng sẽ dễ dàng chùi rửa hơn nếu so với các loại nắp bồn bình thường. Theo phát biểu của bà Lynne Sim Nick, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu cơ khí quốc tế (IAPMO) cho hay loại bồn này có thể giúp các chị em tránh vướng phải bệ ngồi trong lúc chùi rửa sau khi đi vệ sinh.
Xét về góc độ kinh tế thì bệ ngồi có dáng chữ U sẽ giúp tiết kiệm chi phí dành cho các loại nguyên vật liệu sản xuất hơn. Bên cạnh đó, người Mỹ thường có ý thức an toàn rất tốt nên sẽ đặt thêm miếng lót vào bồn cầu và thay đổi khi đã sử dụng xong. Tuy nhiên do không gian nhà vệ sinh bị hạn chế nên khi ngồi sẽ khít với bề mặt làm cho không khí không thể lưu thông ra ngoài. Chính vì thế khe hở sẽ giúp hạn chế được vấn đề này.
Do có sự khác nhau về văn hóa và tư tưởng nên nhà vệ sinh ở một số quốc gia không có khoảng trống ở nắp bồn vệ sinh. Đặc biệt, người châu Á có thân hình mảnh hơn so với các nước Mỹ hay Châu Âu nên đây không phải là vấn đề quá lớn khi dùng nhà vệ sinh. Nhưng thiết kế cũng nên được áp dụng tại các công trình công cộng để đảm bảo tính an toàn lẫn tiết kiệm chi phí.