Tại sao người Việt thường chọn gà để thắp hương? Ý nghĩa của gà cúng mà nhiều người không biết và làm không đúng

( PHUNUTODAY ) - Trong mâm cỗ cúng mặn thì thường không thể thiếu được gà cúng, đó không chỉ đơn giản là một món ăn.

Trong các cúng phẩm thì gà cúng là thứ phổ biến trong văn hóa tâm linh người Việt. Những dịp cúng lễ quan trọng như khai trương, lễ tết, tuần rằm, cưới hỏi... thường không thể thiếu gà nguyên con trong mâm cỗ cúng. Nếu trầu cau, hoa quả, chè, xôi, nước, rượu khi dâng cúng mang ý nghĩa là những món ăn, đồ uống thì gà trong mâm cúng không chỉ dừng lại là một món ăn. 

ga-cung-y-nghia

Ý nghĩa của gà trong mâm cỗ cúng

Gà trong mâm cỗ cúng có phải là một món ăn dâng lên tổ tiên? Nếu những thực phẩm khác trong mâm cỗ cúng mang ý nghĩa là món ngon tinh túy nhất của gia chủ thể hiện lòng thành, thì gà còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Gà là một linh vật quan trọng trong văn hóa tâm linh. Gà trống mà cất tiếng gáy thì gọi mặt trời thức dậy. Gà kết nối giữa con người và thần linh. Tiếng gáy của gà vô cùng quan trọng trong văn hóa tâm linh. Thế nên cúng gà để thể hiện ước mong của con người, mong thần mặt trời chiếu sáng nhân gian mang lại may mắn và sự phát triển thịnh vượng. 

Gà trống còn là biểu trưng cho sức mạnh, sức sống mãnh liệt và tượng trưng cho nam giới với đủ 5 đức tính:

ga-cung-de-nguyen-con

- Chữ Văn: Gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ.

 - Chữ Võ: Gà trống có cựa thể hiện cho vũ khí, biểu trưng cho Võ

- Chữ Dũng: Gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử.

- Chữ Nhân: Gà trống thường sẽ gọi đàn của mình khi được cho ăn thóc

- Chữ Tín: Gà trống luôn gáy đúng giờ dù mưa nắng hay gió rét.

Trong văn hóa truyền thống trọng nam khinh nữ thì hình tượng gà trống biểu trưng cho nam giới với đủ đặc tính trên nên chúng càng xứng đáng là cúng phẩm trong mâm cỗ cúng mà không phải là những con vật khác như ngan, vịt, ngỗng...

Chọn gà và cách dâng cúng gà 

Bởi những ý nghĩa quan trọng nên khi dâng cúng người Việt thường chọn gà trống chứ ít khi dùng gà mái và để nguyên con chứ ít khi chặt thành miếng.

Gà trống cúng là gà trống tơ, trống thiến để thể hiện sự thanh sạch trịnh trọng. Gà trống không quá non không quá già, cựa không quá dài. 

Gà trống nên để nguyên con khi cúng vừa đẹp về tính thẩm mỹ vừa biểu trưng cho chú gà đang cất tiếng gáy gọi thần mặt trời và kết nối với thần linh

Gà cúng khi đặt trên ban thờ nên đặt hướng vào bát hương, trong trường hợp dâng cúng ngoài trời thì hướng về phía thần mặt trời, hướng ra ngoài.

Để luộc gà cúng đẹp không rách da chú ý luộc trong nồi rộng để không phải lật dở gà. Nên đun nước sôi rồi thả gà vào sau đó hạ nhiệt tầm 80 độ C để gà chín từ từ không bị rách da và không bị mềm nhũn.

Gà cúng nên giữ lại bộ lòng mề luộc chín để thắp hương cùng. Bộ lòng mề, tiết phải của chính con gà dâng cúng, tránh lẫn lộn với bộ lòng mề của con gà khác. 

Thông thường gà cúng là gà trống để kết nối thần linh. Nhưng cũng có đôi khi chọn gà mái mong sinh sôi nảy nở giống nòi như trong lễ cúng cầu con...

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link