Theo kinh nghiệm dân gian, trước khi xuống lặn biển nên uống một ngụm nước nắm. Điều này được cả các ngư dân vùng biển áp dụng từ bao đời nay, vậy làm thế để làm gì?
Trước khi lặn, uống nước mắm để làm gì?
Nước mắm chứa nhiều chất đạm, chúng ở dạng các Amino Axit và Polipeptit mà hai chất này có khả năng cung cấp năng lượng và giữ ấm cơ thể khi chúng được nằm trong cơ thể. Do vậy, mục đích đầu tiên của việc uống nước mắm trước khi lặn đó chính là giúp cơ thể đỡ lạnh và chống đông máu trong người khi gặp nhiệt độ quá thấp.
Bên cạnh đó, khi chịu áp lực dưới nước, máu khó lưu thông đến các tế bào do bị cản trở nên các mạch máu bị chèn ép. Nhờ uống nước mắm hoặc nước muối trước khi lặn, sẽ giúp nhịp tim và huyết áp gia tăng nhằm chống chọi áp lực nước, giúp thợ lặn tránh được tình trạng kiệt sức và đuối nước.
Người dân uống nước mắm trước khi lặn xuống nước, hoặc sau khi lên bờ. Tùy vào độ đạm của nước mắm người ta sẽ uống nhiều hoặc ít. Nước mắm có độ đạm cao thì giữ ấm càng tốt và ngược lại.
Có phải ai cũng nên uống nước mắm trước khi xuống nước?
Uống nước mắm sẽ giúp bạn ngâm lâu dưới nước mà không sợ lạnh hay chuột rút. Tuy nhiên, có phải ai xuống nước cũng nên uống nước mắm cốt?
Câu trả lời là không nên uống nếu bạn chưa quen dần. Lý do là nước mắm có thể khiến bạn bị say, dẫn đến hiện tượng khó chịu, muốn nôn ói nhưng không được. Phải mất từ 4 - 5 tiếng đồng hồ mới trở về trạng thái bình thường. Nguyên nhân là hàm lượng muối trong nước mắm cao, khi uống chưa quen sẽ khiến bạn bị hiện tượng say nước mắm.
Còn những người uống nước mắm được mà không vấn đề gì đó là vì họ uống thường xuyên. Uống với thể tích từ ít cho tới nhiều. Do đó, với những người chưa bao giờ uống thì không nên thử.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp, người đái tháo đường, người viêm thận phù nề nên kiêng hoặc hạn chế dùng nước mắm.