Giá trị dinh dưỡng của táo đỏ
Theo bài viết trên báo Thanh niên, BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cơ sở 3) cho biết táo đỏ có tên khoa học là Ziziphus Jujuba Mill, còn được gọi là đại táo. Đây là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Táo đỏ khô không chỉ dùng làm thuốc mà còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn giàu dinh dưỡng.
Táo đỏ được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thời điểm thu hoạch loại táo này thường là vào tháng 9, tháng 10 hằng năm. Khi đó, táo đạt độ chính và chứa nhiều dưỡng chất.
Táo đỏ được coi là dược liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc nhờ dược tính cao và công dụng của nó đã dợc chứng minh qua nhiều tài liệu, nghiên cứu.
Y học hiện đại chỉ ra rằng táo đỏ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất. 100 gram táo đỏ chứa khoảng 0,2 gram chất béo, 1,3 gram đạm, 20,2 gram carbohydrate, 250ml kali, 69mg vitamin C… Ngoài ra, táo đỏ còn chứa nhiều chất khác như phốt pho, canxi, magie, vitamin B.
Theo y học cổ truyền, đại táo vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung, cường lực, ích khí, dưỡng tỳ, giải độc, bình vị khí, trừ muộn phiền…
Tuỳ thuộc vào bài thuốc mà lượng táo đỏ sử dụng sẽ khác nhau. Thông thường, liều dùng khuyến cáo là khoảng 5-10 quả/ngày.

Người bệnh gì không nên dùng táo đỏ?
- Người bị tiểu đường
Táo đỏ có vị ngọt rất dễ ăn nhưng không phải thực phẩm thích hợp với người bị tiểu đường. Nó chứa một lượng đường đáng kể, có thể làm đường huyết tăng đột biến, rất nguy hiểm với người bị tiểu đường.
Để đảm bảo sức khỏe, ổn định đường huyết, người bị tiểu đường nên thận trọng khi tiêu thụ táo đỏ, nên hạn chế hoặc ăn tránh ăn táo đỏ. Nếu muốn thưởng thức loại thực phẩm này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được lượng táo đỏ có thể sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bị đầy bụng, khó tiêu
Táo đỏ có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều. Loại thực phẩm này làm tăng nhiệt trong cơ thể, gây ra cảm giác bứt rút, khó chịu, thậm chí gây đầu bụng, khó tiêu, táo bón. Những người có hệ tiêu hóa kém, nhạy cảm nên hạn chế ăn táo đỏ để tránh gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Người bi sốt, cảm lạnh
Táo đỏ có khả năng làm sinh nhiệt trong cơ thể, làm ấm tỳ vị, tăng cường lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm không phù hợp với những người đang bị sốt, bị cảm lạnh. Khi đang bị bệnh này, người bệnh nên hạn chế sử dụng táo đỏ để tránh gia tăng áp lực cho cơ thể. Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phả có tính mát, giải nhiệt, bù nước để cơ thể mau chóng phục hồi.
- Người đang dùng thuốc điều trị bệnh
Táo đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có thể tương tác với một số loại thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu quả điều trị. Nhìn chung, người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng táo đỏ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu muốn dùng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên sử dụng táo đỏ hay không và nếu có thì dùng với liều lượng như thế nào.
Người mắc 4 bệnh nêu trên không nên ăn táo đỏ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các vấn đề nghiêm trọng, khiến quá trình điều trị bệnh không có hiệu quả, thậm chí còn làm bệnh thêm khó chữa. Táo đỏ là vị thuốc tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng.