1. Các dụng cụ làm sữa chua cần phải vệ sinh và tiệt trùng sau khi sử dụng.
Nếu muốn sữa chua không bị hỏng: có màu, mùi, vị lạ… thì việc tiệt trùng, làm sạch các dụng cụ làm sữa chua là rất cần thiết. Những dụng cụ này bao gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc, thìa đong, cốc đong…
Phương pháp tiệt trùng, làm sạch hiệu quả và đơn giản là ngâm trong nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra, để khô hoàn toàn trong không khí.
2. Men cái phải tươi mới
Khi mua sữa chua thành phẩm để làm men cái, bạn cần chú ý ngày sản xuất và hạn sử dụng để mua được loại sữa chua tươi mới. Lý do là vì men cái càng tươi mới thì sữa chua tự làm càng có chất lượng cao.
Trước khi làm sữa chua, để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh rồi mới dùng. |
Trước khi làm sữa chua, để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh rồi mới dùng. Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa (tính theo ml) là từ 1/20 đến 1/15 (tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa). Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày.
3. Trộn men với sữa cần lưu ý điều gì?
Quá trình trộn men với sữa cần trộn nhẹ nhàng, không nên quấy đảo mạnh tay. Cần làm cho men hòa quyện đều trong sữa, tránh để hiện tượng men bị vón cục sẽ gây ra hiện tượng nhớt ở đáy cốc.
Để men và sữa hòa quyện lại, bạn chỉ cần lắc hoặc khuấy nhẹ là được. |
Để men và sữa hòa quyện lại, bạn chỉ cần lắc hoặc khuấy nhẹ là được, cần hạn chế quấy đảo nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.
4. Ủ sữa chua như thế nào?
Nhiệt độ phù hợp nhất để men sữa chua hoạt động là 32 đến 48 độ C. Nhiệt độ cao làm men bị chết và nhiệt độ thấp làm men không hoạt động, nếu có thì hoạt động chậm, dẫn đến việc sữa chua không đông va không có vị chua.
Có nhiều cách ủ khác nhau như dùng lò nướng, dùng nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp, nồi áp suất, hoặc nếu trời nắng, có thể phơi sữa dưới nắng. Chỉ cần đạt được yêu cầu giữ ấm như trên là ổn.
Lưu ý không ủ với nhiệt độ quá cao, men sẽ chết nếu gặp nhiệt độ cao hơn 54 độ C; không di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh hũ sữa trong khi ủ.
Để sữa chua có chất lượng cao nhất, bạn cần giữ nhiệt độ ở mức lý tưởng và ổn định. Thời gian ủ thường từ 4 đến 24 tiếng trong đó thời gian ủ càng ngắn sẽ làm cho chất lượng sữa chua càng cao. Lưu ý không để nhiệt độ ủ quá thấp và thời gian ủ quá lâu sẽ làm cho sữa bị nhớt.
5. Bảo quản lạnh
Quá trình lên men của sữa khiến cho sữa chua chua hơn, muốn quá trình này chậm lại và giữ cho sữa chua được lâu hơn cần bảo quản lạnh. Nếu giữ sữa chua trong tủ lạnh có thể dùng được trong vòng từ 2-3 tuần, còn nếu làm men cái thì trong khoảng 1 tuần.
6. Sữa chua bị long chân
Bạn cần lưu ý nhiệt độ ủ cần phù hợp, và giữ nhiệt độ ủ một cách ổn định khi ủ. Không được di chuyển trong quá trình ủ sữa chua.
7. Sữa chua kém đặc, chưa đủ cứng
Nếu bạn dùng nước thì nên cho thêm sữa bột, hoặc thay bằng sữa. Nếu bạn dùng sữa bột thì cần quấy đều cho sữa bột tan hết.
Cách làm kem ốc quế ăn đứt ngoài hàng (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cùng học cách chế biến món kem ốc quế thơm ngon, thanh mát để gia đình thưởng thức trong ngày hè bạn nhé. |
Mê tít với 3 món kem dừa siêu ngon tại nhà (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Kem dừa là món ăn vặt được nhiều người yêu thích với vị kem lạnh kết hợp với vị thơm, giòn và bùi bùi của dừa tạo nên hương vị khó tả ở đầu lưỡi. |