Tết Đoan Ngọ là dịp cúng trừ tà ở Việt Nam còn gọi là tết giết sâu bọ. Sự tích về Tết Đoan Ngọ kể rằng khi người dân thu hoạch mùa màng xong thì liên hoan nhưng sâu bệnh hoành hành. Một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện đã mách người dân lập lễ cúng gồm bánh tro, cơm rượu nếp, bánh ú, hoa quả mận vải xoài... Sau đó thì sâu bọ lăn ra chết. Từ đó Tết Đoan Ngọ gọi là tết diệt sâu bọ.
Đoan Ngọ cũng là lúc thời tiết bắt đầu nắng nóng cao điểm nên tà khí dâng cao. Dịp 5/5 thường có cơm rượu nếp, bánh tro, hoa quả đặc trưng nhiệt đới không chú trọng cúng gà, xôi. Tùy theo địa phương có sự khác biệt một chút trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Người miền Bắc thường có nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.
Người miền Trung thì thường có thêm chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.
Có nên dâng cúng ban Thần Tài không?
Tết Đoan Ngọ có thể cúng trong nhà hoặc ngoài trời. Nhiều gia đình làm lễ cúng ngoài trời để thể hiện lễ cúng cầu mong mùa màng bội thu và để trừ tà, diệt sâu bọ.
Theo văn hóa tâm linh của người Việt thì khi dâng cúng bất cứ dịp gì cũng sẽ dâng cúng ở tất cả các ban thờ từ thờ Phật, gia tiên và Thần tài. Việc thắp hương dâng lễ tất cả các ban thờ, cúng tất cả các vị thần là cách ứng xử giao tiếp của người Việt.
Hơn nữa việc trừ tà, diệt sâu bọ trong gia đình thì cũng cần sự hỗ trợ từ thần tài thổ địa. Thế nên bạn cũng bày mâm cỗ cũng Thần tài tương tự như cỗ cúng trên ban gia tiên để cầu xin thần tài, thổ địa hỗ trợ tương trợ cho gia đình.
Ngoài mâm cỗ chay thường gặp trong dịp Tết Đoan Ngọ thì bạn có thể đặt thêm thịt quay, gà, xôi, thuốc lá, tỏi là những món ăn thường dâng cúng thần tài, thổ địa.
Giờ cúng Tết Đoan Ngọ
Cúng tết Đoan Ngọ chuẩn nhất thường là khung giờ ngọ từ 11-13h. Thông thường thì việc thắp hương thần tài hàng ngày thường sớm hơn, vào khoang 7-9 giờ. Thế nên trong ngày Tết Đoan ngọ bạn cũng có thể thắp hương, cúng Thần Tài vào khung giờ sớm hơn. Tuy nhiên theo văn hóa thì nên kiêng việc cúng sau 13h ngày 5/5, bởi như thế là cúng sau, không trang trọng.
Do đó trong dịp 5/5, bạn vẫn dâng lễ cúng ở ban Thần Tài như lễ cúng ở ban gia tiên hoặc lễ cúng ngoài trời.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm