Tết Thanh minh 2023 trùng với Rằm tháng 2 nhuận: Nhớ làm 3 việc để cả các cụ độ trì, că năm may mắn

15:12, Thứ hai 03/04/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong ngày Tết Thanh minh, các gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng để dâng lên tổ tiên, mong cả năm bình an, thuận lợi.

Tết Thanh minh 2023 là ngày nào?

Thanh minh là tên gọi 1 trong 24 tiết khí trong năm. "Thanh" có nghĩa là trong lành, sạch sẽ còn "minh" là tươi sáng.

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên diễn ra tiết khí này.

Tiết Thanh minh thường được bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5/4, sau tiết Xuân phân và kết thúc vào khoảng 20 hoặc 21/4, trước tiết Cốc vũ.

Trong năm Quý Mão 2023, Tết Thanh minh rơi vào thứ Tư ngày 5/4/2023 (tức 15/2 nhuận âm lịch). Tiết Thanh minh 2023 sẽ kéo dài từ ngày 5/4/2023 đến ngày 19/4/2023.

Vào ngày lễ ngày, con cháu thường đến thăm mộ tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp phần mộ, bày mâm cỗ cúng để mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn mạnh khỏe, bình an.

tet-thanh-minh-01

Ngày Thanh minh 2023 là ngày tốt hay ngày xấu?

Tết Thanh minh 2023 là ngày 5/4/2023, tức ngày 15/2 nhuận âm lịch.

Ngày này thuộc Trực Trừ - tốt mọi việc, làm gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

Ngày Thanh minh 2023 là ngày Quý Tỵ, tức Can khắc Chi (Thủy, Hỏa), là ngày cát trung bình (chế nhật).

Theo lịch vạn niên, tuổi Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão bị xung với ngày này. Những người này nên cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện xui xẻo ngoài ý muốn.

3 việc nên làm trong dịp Thanh minh 2023

Đối với người Việt, Thanh minh là thời điểm mọi người hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn của ông bà tổ tiên. Vào ngày này, các gia đình thường làm một số việc như sau:

Đi tảo mộ tổ tiên

tet-thanh-minh-02

Tết Thanh minh là nét phong thục truyền thống lâu đời của người việc. Vào ngày nay, con cháu sẽ tề tựu, chuẩn bị lễ vật dâng cúng những người đã khuất sau đó tiến hành dọn dẹp phần mộ tổ tiên, mong các cụ phù hộ độ trì cho con cháu khỏe mạnh, bình an.

Với những ngôi mộ còn chưa xây, gia chủ sẽ dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, nhổ hết cỏ dại và cây mọc hoang trùm lên mộ; tránh để trâu bò đến quấy phá hoặc để rắn, chuột đào hang làm tổ gây ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của người quá cố.

Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ

Tết Thanh minh là dịp các gia đình dọn dẹp lại nhà cửa, lau bàn thờ, bát hương... để tỏ lòng thành kính và sự chăm sóc của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất.

Làm lễ cúng Tết Thanh minh

Đây là hoạt động quan trọng trong ngày Tết Thanh minh. Các thành viên trong gia đình sẽ tập trung lại, cùng nhau chuẩn bị lễ vật và dâng cúng ông bà tổ tiên sau khi tảo mộ nhằm thể hiện sự thành kính, tôn trọng đối với người đã khuất.

Cách sắm lễ cúng Tết Thanh minh

tet-thanh-minh-03

Tùy theo phong tục của địa phương và quan niệm của gia đình, gia chủ có thể chuẩn bị những lễ vật khác nhau để dâng cúng tổ tiên, thần linh trong ngày Tết Thanh minh.

Thông thường, lễ cũng Tết Thanh minh được chia làm 2 phần là cúng ngoài mộ và cúng tại nhà.

Cúng ngoài mộ

Gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy điều kiện, các lễ vật bao gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau, tiền vàng.

Mâm cỗ chay có thể có xôi chè, oản, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, chén mật ong. Mâm cỗ mặt có thêm rượu thịt, gà luộc, khoanh giò...

Hoa quả, tiền vàng đặt chung nhưng lễ mặn phải đặt riêng. Sau đó, gia chủ thắp nhang, đèn và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ đại thổ công, mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn cho tiết Thanh Minh.

Cúng tại gia

Phần lễ cúng tại gia không yêu cầu quá cầu kỳ, gia chủ chuẩn bị tùy theo điều kiện gia đình, có thể làm cỗ mặn hoặc cỗ chay.

Một số gia đình chỉ thắp hương hoa và quả tươi, trà, bánh kẹo... để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền