Thịt gà là món ăn bổ dưỡng, giàu protein và ít chất béo, nhưng một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn để không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những đối tượng cần lưu ý:
5 kiểu người không nên ăn thịt gà là ai?
Người bị dị ứng thịt gà
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ với những người bị dị ứng thịt gà thì không nên ăn. Bởi vì khi cơ địa dị ứng với protein trong thịt gà, gây ngứa, nổi mề đay, khó thở, thậm chí sốc phản vệ. Chính vì vậy, nếu bạn ăn thịt gà vào người mà thấy rằng nó bị ngứa ngáy khó chịu, hoặc cơ thể cảm thấy khó thở thì nên dừng ngay việc ăn thịt gà lại.
Người mắc bệnh gout hoặc axit uric cao
Trong thành phần của thịt gà chứa purin, khi chuyển hóa thành axit uric có thể làm bệnh gout nặng hơn, gây sưng đau khớp. Chính vì vậy, thịt gà không thích hợp với nhưng người mắc bệnh gout.

Người có vết thương hở hoặc sau phẫu thuật
Theo dân gian, thịt gà có tính nóng, dễ gây sưng viêm, mưng mủ ở vết thương (dù chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng). Nhiều người kiêng để tránh nguy cơ sẹo lồi.
Người bị bệnh thận mãn tính
Trong thành phần dinh dưỡng của thịt gà giàu protein, ăn nhiều khiến thận phải làm việc quá tải, làm bệnh thận nặng thêm. Chính vì vậy, với những người này nên tránh ăn thịt gà để tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Người bị cao huyết áp hoặc tim mạch
Do phần da của thịt gà có hàm lượng mỡ khá cao. Nên nếu ăn phần da gà hoặc chế biến chiên/rán nhiều dầu mỡ, có thể tăng cholesterol xấu (LDL), không tốt cho tim mạch.
Người đang sốt, cảm lạnh, ho đờm
Theo Đông y, thịt gà tính ấm, dễ làm tăng nhiệt cơ thể, khiến ho nặng hơn, đờm đặc khó tiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên ăn thịt gà khi bạn đang sốt hoặc ho đờm, cảm lạnh để tự bảo vệ sức khỏe.

Những bộ phận của thịt gà không nên ăn nhiều
Thịt gà rất bổ dưỡng, nhưng một số bộ phận có thể chứa chất độc hại, vi khuẩn hoặc hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những phần của gà bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn:
Da gà: Trong thành phần của da gà có chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, dễ gây tăng cân, mỡ máu, huyết áp cao.Chính vì vậy, nếu như ăn nhiều da không được làm sạch hoặc chế biến ở nhiệt độ cao (chiên/rán), có thể sinh ra chất gây ung thư (acrylamide, AGEs).
Phao câu: Ai cũng biết là phần phao câu chính là nơi tập trung tuyến bạch huyết và mỡ dư thừa, chứa nhiều vi khuẩn và tế bào lympho có hại. Khi bạn ăn nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa.
Nội tạng: Khi bạn ăn nhiều nội tạng gà sẽ tích lũy độc tố (kim loại nặng, kháng sinh nếu gà nuôi công nghiệp). Đồng thời, nội tạng còn chứa nhiều cholesterol (khoảng 400mg/100g), không tốt cho người bệnh tim mạch.
Cổ gà: Nhiều hạch bạch huyết và tuyến dịch, là nơi tích tụ độc tố, vi khuẩn.
Lời khuyên khi ăn thịt gà an toàn:Bạn hãy chọn gà sạch, có nguồn gốc rõ ràng (ưu tiên gà ta, gà organic). Nấu chín kỹ để diệt vi khuẩn (nhiệt độ trên 75°C).Nếu ăn với lượng vừa phải và chế biến đúng cách, thịt gà vẫn là thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, các bộ phận kể trên nên được loại bỏ hoặc hạn chế tối đa!