Thói quen quá phổ biến không ngờ khiến ung thư ở Việt Nam tăng không kiểm soát

( PHUNUTODAY ) - Sát thủ 1000 đồng đang gi.ết hàng ngàn người Việt mỗi năm và khiến ung thư tăng chóng mặt nhưng được rất nhiều người ưa chuộng.

thuoc-la

 

Chia sẻ tại hội thảo tập huấn thực thi nhà hàng không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mới đây, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, thuốc lá là nguyên nhân thứ hai trong số các nguy cơ gây tử vong, sau dinh dưỡng và trên huyết áp, rượu bia. Thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau, nhiều nhất là ung thư phổi, khí quản, phế quản; 75-95% ca ung thư phổi, phế quản là do thuốc lá. Ung thư phổi đứng hàng đầu trong ung thư ở nam giới nước ta với 20.000 ca tử vong mỗi năm.

Thuốc lá còn là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, bệnh phổi, viêm đường hô hấp, sức khỏe sinh sản -sinh dục… Ngoài ra, từ miệng, họng, hầu, thực quản xuống đến dạ dày, tụy, thân, niệu quản, buồng trứng, bàng quang, máu… từng cơ quan đều bị ảnh hưởng bởi khói thuốc.

Ung thư họng

Ung thư họng là căn bệnh thường do sự phát triển của khối u trong họng, thanh quản hoặc amiđan gây ra. Nhiều nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc bệnh ung thư họng ở người hút thuốc cao hơn người bình thường.
Theo bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, bệnh ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam. Nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.

Ung thư thanh quản

Nói đến ung thư thanh quản, đây chỉ là khối u nằm trong lòng thanh quản bao gồm mặt dưới thanh nhiệt, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn, còn các khối u khác vượt ngoài phạm vi các vị trí trên thuộc loại ung thư hạ họng.

Nguyên nhân của ung thư thanh quản, các nghiên cứu đều chỉ ra thuốc lá và khói thuốc lá đứng hàng đầu gây ra căn bệnh này. Những người hút thuốc lá có nguy cơ phát triển loại ung thư này cao hơn người không hút. Nguy cơ này thậm chí cao hơn ở những người hút thuốc và uống nhiều rượu. Những người bỏ hút thuốc lá có thể làm giảm hẳn nguy cơ phát triển ung thư thanh quản, cũng như ung thư phổi, miệng, tuyến tuỵ, bàng quang và thực quản.

Hiện nay, việc điều trị ung thư thanh quản, các bác sĩ thường phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với tia xạ cho một số bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư. Trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng nếu khối u không đáp ứng với liệu pháp chiếu xạ hoặc phát triển trở lại sau khi chiếu xạ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thêm liệu trình hoá chất để bệnh nhân có thể đáp ứng được bệnh. Ung thư thanh quản có thể điều trị khỏi 80% nếu phát hiện sớm.

Ung thư đại trực tràng

Người có thói quen sử dụng thuốc lá lâu dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường 20-60%. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng một phần đến nguyên nhân gây bệnh.

Ung thư thận

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh, người không hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư thận 2%, trong khi người hút thuốc nguy cơ mắc bệnh là 50%.8. Ung thư bàng quangMột nửa số bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh của người hút thuốc cao hơn ít nhất là 3 lần so với người bình thường.

thuoc-la1

 

Ung thư gan

Bên cạnh rượu, thuốc lá cũng được đưa vào danh sách những thành phần có tác động tiêu cực đến cơ thể người sử dụng. Năm 2014, các bác sĩ Mỹ đã đưa bệnh ung thư gan vào danh mục những bệnh do thuốc lá gây ra.

Ung thư vú

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã công bố hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú ở các chị em. Khi họ bỏ thuốc, rủi ro mắc bệnh sẽ giảm xuống còn 13%.

Ung thư buồng trứng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá và ung thư buồng trứng có mối liên quan với nhau. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp đôi nếu bạn hút thuốc.

Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn hãy học cách cai thuốc lá và dưới đây là bí quyết vô cùng đơn giản mà hiệu quả nhất! Theo Health Sina, những "con nghiện" thuốc lá trong giai đoạn cai thuốc luôn thắc mắc phải làm thế nào để trải qua 5 ngày khó khăn nhất sau khi bỏ thuốc lá?

Theo:  khoevadep.com.vn copy link