Uống nước lá tía tô có tác dụng gì với sức khoẻ?
Lá tía tô là một loại rau thơm thường thấy ở chợ Việt. Chúng xuất hiện trong các món ăn ở Việt Nam. Với người Nhật lá tía không thể thiếu trong ẩm thực shushi của họ.
Lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường. Lá tía tô cũng giúp món ăn ấm bụng tránh gây tiêu chảy và tránh ngộ độc thực phẩm, nhất là khi ăn hải sản tươi sống.
Dùng lá tía tô thường xuyên để uống có thể mang lại các công dụng:
Làm đẹp da
Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da. Thế nên dùng lá tía tô thường xuyên giúp trắng da. Hơn nữa tía tô có thành phần vitamin E giúp tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng. Bạn có thể dùng lá tía tô nấu nước để uống hoặc để tắm, rửa mặt, gội đầu, dùng lá tía tô giã nát đắp mặt nạ.
Phòng bệnh ung thư
Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Chữa bệnh về da như mụn nhọt
Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.
Hỗ trợ giảm cân
Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên uống nước tía tô giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.
Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch
So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic. Dùng lá tía tô giúp kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.
Hỗ trợ bệnh hen suyễn
Lá tía tô có thể ức chế co thắt đường thở và phản ứng với chất kích thích bị hít phải nên hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn. Không những thế, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ, đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.
Cách nấu nước lá tía tô
Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2,5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín. Đun sôi lại 2 phút thì tắt bếp, chắt nước uống. Bạn có thể thêm chanh tươi vào uống cùng.
Lưu ý những trường hợp không nên dùng lá tía tô
- Người đang bị rối loạn đường tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng không nên dùng nước lá tía tô vì có thể gây ra rối loạn tiêu hóa thêm. Lá tía tô có tác dụng kích thích nhu động ruột, hành khí ở trung tiêu nên có thể làm tăng tiêu chảy.
- Sau khi dùng tía tô, cơ thể ra mồ hôi liên tục không ngưng: Những người gặp trường hợp này dù đã ở nơi thoáng mát, thì cần dừng sử dụng tía tô ngay. Dùng lá tía tô giúp toát mồ hôi để giải biểu trị bệnh nhưng nếu cơ thể ra mồ hôi không ngừng thì lại bị tác dụng phụ nên không nên dùng tiếp.
- Phụ nữ sau khi sinh đẻ: Cơ thể phụ nữ sau sinh, khí huyết hao tổn, hơn nữa, vị tía tô nói riêng và các vị thuốc nhóm giải biểu nói chung sẽ gây thương huyết. Với người khí huyết kém, dùng tía tô lại càng khiến cơ thể bạc nhược. Vì vậy phụ nữ mới sinh đẻ xong không nên sử dụng tía tô.
Tía tô là loại rau dễ trồng dễ phát triển. Tuy nhiên bạn nên lưu ý khi mua tía tô cần chú ý chọn loại lá tía tô vừa phải, trông lá đanh, già, tránh mua loại ngọn dài non. Khi mua có thể bóp đầu lá thử nếu là thơm nhiều thì nên chọn, còn lá ít thơm có thể do bón đạm kích nhanh ra lá ra ngọn.