Tổ Tiên dặn dò: "Con rể lên giường, nhà tan cửa nát", tại sao?

17:14, Chủ nhật 09/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Ngày nay, một số câu văn vần hàm nghĩa sâu xa thậm chí còn khó hiểu cho hậu bối. Câu nói: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', bạn có thực sự hiểu được ý nghĩa trong đó là gì?

Tổ tiên thường đúc kết kinh nghiệm cuộc sống qua những câu ca dao, tục ngữ hay những câu văn vần ngắn gọn súc tích truyền lại cho thế hệ sau. Ngày nay, một số câu văn vần hàm nghĩa sâu xa thậm chí còn khó hiểu cho hậu bối. Câu nói: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', bạn có thực sự hiểu được ý nghĩa trong đó là gì?

"Con rể lên giường, nhà tan cửa nát"

co-nhan-1

Hôn nhân dường như là một chuyện trọng đại trong cuộc đời mà mỗi người đều phải đối diện. Ở Trung Quốc, theo phong tục thì sau khi kết hôn 3 ngày, hai vợ chồng phải về nhà ngoại thăm bố mẹ, cũng tức là “tam thiên hồi môn” (giống như lễ lại mặt như ở Việt Nam). Đây là một việc vô cùng quan trọng khi con gái lần đầu tiên về nhà sau khi đi lấy chồng, có nơi bên nhà ngoại còn cử người tới đế đón về, còn con trai trước khi tới nhà bố mẹ vợ, bố mẹ anh ta sẽ đặc biệt dặn dò rằng phải biết giữ quy tắc, nếu không thì sẽ mang đến những hậu quả không tốt.

Câu nói "Con rể lên giường, nhà tan cửa nát" có ý nghĩa nhắc nhở con rể và con gái khi về nhà bố mẹ vợ thì không được ngủ trên cùng một giường mà phải chia nhau ra ngủ riêng. Con rể hoặc là ngủ ở trên sofa phòng khách, hoặc là ngủ chung với bố vợ, nói chung là không được ngủ chung với vợ, nếu không thì sẽ có nguy cơ gia đình nhà tan, cửa nát. Rất hiển nhiên, vế sau “nhà tan của nát” hoàn toàn không thể đáng tin 100%, chủ yếu chỉ là cách nói để hù dọa mọi người, nhưng vẫn có rất nhiều người lớn tuổi vẫn tuân thủ câu tục ngữ này.

doinaycoem-1643131273-552-width640height480_schema_article

Quan niệm truyền thống của họ là để tránh sự ngượng ngùng, trên thực tế, ngủ cùng một giường cũng chẳng sao cả. Ngược lại, những người phá bỏ truyền thống mà ngủ cùng một giường lại có thể sống bình yên, thoải mái. Việc có sống tốt hay không đều là nhờ gia đình hòa thuận yên ấm, bố vợ không hề coi con rể là người ngoài. Còn người thời xưa cho rằng nếu để con gái và con rể ngủ cùng một giường thì sẽ xảy ra những chuyện nam nữ, sợ làm “ô uế”, ngộ nhỡ con gái vì thế mà mang thai, có khả năng sẽ đem hết tiền tài của cải và phúc phận của nhà ngoại đi theo.

Thực tế, “con rể lên giường, nhà tan cửa nát” còn có một tầng nghĩa mang sắc thái mê tín của người cổ đại. Việc con gái và con rể ngủ chung giường ở nhà ngoại hoàn toàn không hề đem lại tai ương gì. Câu nói này đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay nữa. Ví dụ như hiện nay có rất nhiều gia đình tại Trung Quốc, con gái của họ đi lấy chồng xa, khi con gái và con rể về nhà, hai người thường sẽ ngủ chung một giường. Bố mẹ vợ cũng sẽ không quá để tâm tới việc chia giường để ngủ nữa.

Một số điều kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi của người Trung Hoa xưa

+ Chú rể không nên ngủ một mình trên giường khi sắp cưới

Chăn mới, gối mới và giường mới nên được trải sạch sẽ trước đêm tân hôn, và tránh để chú rể ngủ một mình trên giường mới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này, cuộc sống dễ đơn độc. Nếu chú rể không có chỗ khác để nghỉ ngơi có thể tìm một cậu thanh nhiên ngủ cùng.

2-dong-phong-1-1413446839783

+ Kiêng ăn bánh hỷ

Bánh hỷ tượng trưng cho niềm vui, vì thế bánh này theo tập tục của người Trung Quốc chỉ nên đem đi phân phát cho mọi người. Trong đại lễ, cô dâu không được ăn bánh hỷ, vì ăn bánh này cũng có nghĩa sẽ tiêu tan mất niềm vui.

+ Kiêng nói “tạm biệt”

Khi hôn lễ kết thúc, bạn bè và người thân đều ra về, cô dâu chú rể không nên nói: “Tạm biệt”, vì hai từ này có nghĩa là ly biệt, không tốt đối với đôi vợ chồng mới cưới. Vì thế khi tiễn khách nên gật đầu tỏ vẻ đồng ý hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

+ Phụ nữ mang thai không nên đưa dâu

Vào ngày lễ thành thân, khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng, phụ nữ mang thai không nên tiễn. Vì thời xa xưa, mọi người đều cho rằng phụ nữ mang thai tượng trưng cho máu, vì thế sản phụ khi đưa tiễn tức là họa sẽ tới gần.

+ Sau khi kết hôn 3 ngày không nên ở lại nhà mẹ đẻ

Trong truyền thống Trung Hoa, 3 ngày sau khi kết hôn chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ và gọi là lễ lại mặt. Nhưng cần chú ý, vợ chồng mới cưới sau khi thăm cha mẹ vợ nên kiêng ở lại qua đêm, vì dễ làm nhà vợ gặp xui xẻo. Nếu vì nguyên nhân nào đó buộc phải ở lại nhà mẹ đẻ, vợ chồng không nên ngủ cùng giường.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm