Tổ tiên dặn hậu thế hãy nhớ: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan", vì sao?

15:58, Thứ hai 16/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có câu “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan", câu nói này có ý nghĩa thật sự là gì?

Ca dao, tục ngữ là những câu văn vần do nhân dân lao động sáng tạo ra để phản ánh kinh nghiệm sống cũng như thể hiện những tâm tư nguyện vọng của họ truyền lại cho muôn đời sau. Một trong những lời nhắc nhở vẫn còn nguyên giá trị mà ngày nay chúng ta vẫn thường áp dụng đó chính là: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”. Câu nói này thậm chí đã được khoa học chứng minh.

Ý nghĩa câu nói: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”

cua-lon-doi-cua-so-cua-nai-tieu-tan-1

Đã từ rất lâu, chuyện nhà cửa, chỗ ở luôn được người xưa quan tâm. Có rất nhiều câu nói về nhà cửa mà cổ nhân đã để lại như câu nói "Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan". Vậy thâm ý của cổ nhân trong câu nói này là gì?

Khi xây nhà, ai cũng thường xem xét rất kỹ nhiều vấn đề để chuẩn bị cho ngôi nhà tâm huyết của mình. Bởi đó là nơi ở lâu dài cũng như việc số tốn một số tiền khá lớn vào đó. Một trong yếu tố con người hay quan tâm đó chính là phong thủy. Người xưa tin rằng phong thủy của ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tài vận của gia chủ. Phong thủy đã tồn tại hàng nghìn năm và đây là kiến thức do người xưa đúc kết để lại. Sách phong thuỷ đã chỉ rõ: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”, đây là một điều đại kỵ trong xây dựng nhà cửa. Khi xây dựng mà cửa lớn và cửa sổ đối nhau sẽ khiến cho luồng khí tốt vào nhà và đi ra không thể tụ lại được. Vì nguyên khí bị ảnh hưởng nên gia đình sống trong những ngôi nhà như vậy khó có thể phất lên được, làm ít tiêu nhiều, tài sản thất thoát.

Cơ sở khoa học của “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”

Theo giải thích khoa học, trái đất và cơ thể con người đều có từ trường, nếu tương hợp thì sẽ có lợi cho cuộc sống, còn nếu không thì sẽ bất lợi. Với câu nói "Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan" thực ra đều có lý do khoa học nhất định.

Trong phong thủy, cửa ra vào là nơi đón tài lộc, "vượng khí" của cả ngôi nhà. Thêm vào đó, không khí được ví như của cải. Đối với những ngôi nhà thông thường để không khí luân chuyển, tích trữ sau một vòng tròn rồi đi ra ngoài qua cửa sổ, đó được xem là cách tiết kiệm tiền, của cải.

Mô hình ngôi nhà thì cửa lớn là cửa ra vào và cửa nhỏ là cửa sổ. Mọi người thường thích xây nhà quay về hướng nam, cửa mở theo hướng nam, nếu cửa chính hướng ra cửa sổ được coi là biểu tượng của sự rò rỉ của cải. Tuy nhiên, nếu nhà không có cửa sổ hoặc cửa sổ quá nhỏ làm không khí không thể lưu thông, ngôi nhà như vậy sẽ coi là không giàu sang phú quý. Còn nếu cửa sổ quá lớn, thông gió quá nhiều từ hướng ra cửa sổ cũng không tốt.

cua-lon-doi-cua-so-cua-nai-tieu-tan-2

Trên thực tế, cửa ra vào đối diện với cửa sổ thực sự là một mô hình xấu. Nếu cửa ra vào thường được xây dựng ở phía nam và cửa sổ đối diện ở phía bắc, vào mùa đông sẽ có nhiều gió bắc hơn và gió lạnh sẽ thổi vào cửa sổ. Cho dù có đóng chặt, gió bắc vẫn có thể dễ dàng thổi vào cửa sổ, hơi lạnh vẫn xuyên qua khe hở. Điều này không có lợi cho sức khỏe và không thể giữ ấm cho gia đình. Hơn nữa, trong thời kỳ xã hội phong kiến, không có các thiết bị sưởi ấm, gió lạnh mùa đông có thể trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe của người trong nhà.

Trong khi đó, vào mùa hè nóng nực, gió thổi vào nhiều có thể khiến người ta cảm thấy dễ chịu và mát mẻ. Nhưng cửa lại đối diện với cửa sổ, dễ hình thành gió lùa, người tiếp xúc lâu với gió dễ mắc các bệnh như các bệnh về phổi hay thậm chí là viêm khớp, thấp khớp.

Có thể nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều năm, nhưng câu nói này dường như phần nào cũng còn những giá trị tham khảo cho chúng ta mà không hề lạc hậu.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm