Nhân tướng học tin rằng, tướng mặt có thể nhìn ra số phận của một người. Theo kinh nghiệm tích lũy được qua ngàn đời của người xưa: "Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao". Liệu điều đó ngày nay có thực sự đúng?
“Nam tử hán không mao quý như vàng”
Trước hết, “mao” trong câu nói trên có nghĩa là lông, những sợi cấu tạo từ chất sừng, được mọc ở trên da của loài động vật có vú. Tùy thuộc vào vị trí mọc trên cơ thể, chúng có nhiều tên gọi khác nhau như tóc, lông mi, lông mày…Như vậy, câu nói trên ý chỉ những người đàn ông ít lông là người có mệnh phú quý, cuộc sống sung sướng không phải lo nghĩ nhiều.
Sở dĩ người xưa đúc kết vậy là do thời xưa người dân thường dựa vào lao động chân tay để kiếm sống. Mà người xưa cho rằng, lao động vất vả, ra nhiều mồ hôi, thì lông trên cơ thể cũng sẽ rậm rạp hơn. Hay nói cách khác, những người có nhiều lông chủ yếu là người thuộc tầng lớp dưới, thường xuyên lao động chân tay, không phải là tầng lớp quý tộc. Các vị công tử nhà giàu hầu như không cần phải làm việc vất vả nên mồ hôi ra ít, lông tóc mỏng và thưa hơn.
Câu nói này được đúc kết dựa trên quan sát của người xưa. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, không ít người cảm thấy lông trên cơ thể quá dày là khó coi. Những người có điều kiện sẽ tìm mọi cách để loại bỏ những phần không thẩm mỹ này. Việc chi trả cho việc thẩm mỹ này cũng không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Vì vậy, câu nói cổ xưa này quả thực phần nào có thể áp dụng cho người đương thời. Những người có thể chăm chút ngoại hình thật tinh tế là những người giàu có.
“Nữ nhân có phúc thì ít mao”
Trong xã hội cổ đại, địa vị của phụ nữ rất thấp nên mấu chốt quyết định tương lai của một người con gái chính là gia đình nhà chồng. Đương nhiên, những gia đình giàu có họ chọn con dâu khắt khe, không chỉ cần gia cảnh tốt, tính cách thuỳ mị nết na mà còn phải có ngoại hình sáng. Thông thường những người phụ nữ xinh đẹp thì ít khi phần lông mao trên cơ thể rậm rạp. Do đó, người xưa lại cho rằng chỉ những phụ nữ có lông trên cơ thể thưa thớt mới có cơ hội được gả vào một gia đình giàu có. Nhờ vậy, họ không phải lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặc.
Do đó, vế thứ hai này cũng có điểm tương đồng so với vế đầu tiên, người phụ nữ có lông mỏng, thưa thớt là người dễ có cuộc sống sung túc và đủ đầy.
Quan niệm lông mao đến số phận con người ngày nay
“Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao” chỉ là một trong những kinh nghiệm được người xưa sử dụng để đánh giá một người có phú quý hay không. Trong xã hội hiện đại, mặc dù quan điểm này có thể nói là vẫn còn ý nghĩa nhất định, nhưng không thể phủ nhận có một chút lạc hậu.
Theo quan niệm của khoa học, phần lớn lông của con người đều liên quan đến quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh thì các sợi lông sẽ càng phát triển, điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể con người khỏe mạnh. Hơn nữa, số mệnh của người không phụ thuộc vào lượng lông trên cơ thể mà chủ yếu dựa vào vào sự nỗ lực của bản thân.