Tôm nuôi và tôm tự nhiên khác nhau ở điểm này, nhìn vào đó để chọn đúng loại ngon nhất

( PHUNUTODAY ) - Để phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên, bạn hãy quan sát kỹ các điểm dưới đây.

Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên

Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và canxi tốt cho sức khỏe. Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tôm có nhiều loại khác nhau nhưng khi đi chợ, ai cũng muốn mua được loại tôm đánh bắt tự nhiên vì loại này thường có hương vị thơm ngon hơn. Cách phân biệt giữa tôm nuôi và tôm tự nhiên không phải ai cũng biết.

Để phân biệt được hai loại tôm này, bạn có thể quan sát thật kỹ từng con tôm. Tôm nuôi thường có vỏ sẫm màu, thịt sẽ không đầy đặn bằng tôm tự nhiên. Tôm tự nhiên có vỏ màu sáng hơn, thịt cũng đầy đặn hơn. Về hương vị, tôm tự nhiên sẽ có vị ngọt đậm đà hơn, thịt chắc hơn.

tom-nuoi-va-tom-tu-nhien-01

Nhìn chung, sản lượng tôm tự nhiên khá thấp. Trong khi đó, các loại tôm nuôi sản lượng cao hơn rất nhiều, luôn có sẵn trên thị trường. Do đó, việc mua tôm nuôi là khá bình thường. Với tôm nuôi, bạn vẫn có thể chế biến được các món ăn ngon.

Khi mua tôm, với bất cứ loại tôm nào, bạn cũng cần chú ý đến độ tươi ngon của chúng. Tốt nhất nên chọn những con tôm tươi, bơi khỏe, nhảy tanh tách. Vỏ tôm sáng bóng, vỏ cứng, thịt bám chắc lấy vỏ. Phần đầu và thân tôm gắn chặt với nhau, thịt tôm bám chắc vỏ, vỏ cứng, màu sắc tươi sáng. Chân tôm còn nguyên vẹn. Sờ tay vào tôm thấy không bị nhớt.

Không mua tôm có màu trắng đục hoặc hơi hồng, tôm cứng, thẳng đơ, to mập bất thường; phần đầu và thân tôm lỏng lẻo, chân tôm chuyển đen.

Cách bảo quản tôm

Khi đã chọn được mẻ tôm tươi ngon, bạn có thể chế biến ngay hoặc cấp đông để dùng dần.

Tôm mua về rửa sạch, không cắt đầu, có thể cắt bớt phần rau dài cho gọn. Chuẩn bị một vài chai nước sạch, loại 500ml là đủ để dùng cho từng bữa ăn. Cho tôm vào trong chai và đổ một lượng nước vừa phải, chỉ khoảng nửa chai là được.

bao-quan-tom-01

Đóng nắp chai và cho vào ngăn đá tủ lạnh, Sau một ngày, khi tôm đã đông cứng thì tiếp tục thêm nước lần hai. Lần này có thể đổ nước cho gần đầy chai. Vì nếu đổ nhiều nước ngay từ đầu thì chai sẽ được làm lạnh chậm hơn. Khi đó, chất lượng của tôm cũng bị giảm.

Khi cần ăn, bạn hãy lấy một chai ra và ngâm vào nước cho đá tan dần. Khi đá đã tách ra khỏi vỏ chai thì có thể dùng kéo cắt vỏ chai để lấy tôm ra ngoài.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link