Trẻ chậm lớn vì ăn nhiều trứng vịt lộn

12:45, Thứ tư 03/09/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tất cả thành phần dinh dưỡng trong trứng lộn đều cần cho sự phát triển của trẻ, kể cả cholesterol.

Vàng da, cao cholesterol vì trứng lộn

Thấy con còi hơn bạn bè, chị Nguyễn Thu Phương, Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM sáng nào cũng dắt cậu con trai 4 tuổi đi ăn trứng vịt lộn. Thấy con thích thú, chị mừng ra mặt, có hôm chị cho bé ăn liền hai quả, cùng với uống sữa là đủ cho bữa sáng. Trung bình mỗi tháng, bé ăn hết 20-25 quả. Cùng với việc tích cực cho con dùng thêm viên bổ sung vitamin, chị Phương chắc chắn “con sắp cao hơn bạn một cái đầu”.

Nhưng được vài tháng, bénhà chị Phương lắc đầu chán trứng, chán cả cơm cháo mẹ nấu, da thì vàng vọt lại thêm triệu chứng buồn nôn và bơ phơ. Đưa con đi khám, chị Phương mới hay bé bị chứng chán ăn, buồn nôn vì liên tục dùng thừa vitamin A. Nguyên nhân là bé ăn quá nhiều trứng lộn.

Hàm lượng vitamin A trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300-500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương.

Chị Phương cho con ăn ngày một quả trứng vịt đã khiến lượng vitamin A nạp vào gấp đôi nhu cầu của bé. Còn thành phần cholesterol trong trứng cũng cần thiết với trẻ để phát triển tế bào thần kinh nhưng ăn thường xuyên trứng lộn sẽ là nguyên nhân tích lũy cholesterol dẫn đến làm cao mỡ gan, mỡ máu, tăng nguy cơ tim mạch.

trứng vịt lộn

Trẻ chậm lớn vì ăn nhiều trứng lộn

Để bé an toàn với trứng lộn

Trong quá trình hình thành phôi, một số chất đã được chuyển đổi nên trứng lộn bổ dưỡng hơn trứng trắng. Đông y xem trứng lộn là bài thuốc bổ huyết, ích trí, tinh mắt. Nên khi con còi cọc, bạn có thể dùng trứng lộn.

Tuy nhiên do hàm lượng chất béo và protein trong trứng cao, khó tiêu hóa nên với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ có hệ tiêu hóa kém thì nên hạn chế dùng bài thuốc bổ này để tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại hóa độc dược. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng vịt (tương đương 4-5 quả trứng cút) mỗi lần và chú ý:

-Nên cho bé ăn trứng buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu làm mất ngủ.

-Bồi bổ cho bé bằng trứng lộn thì cần chú ý hạn chế viên uống bổ sung vitamin A, không ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như gan, dầu cá…

-Vitamin A cần được hòa tan trong dầu mỡ mới hấp thu được nên khi cho ăn trứng lộn, bạn cần cho bé ăn kèm thực phẩm có dầu mỡ như đậu, lạc, nước canh…

- Liệu trình bồi bổ bằng trứng lộn cho trẻ không nên kéo dài liên tiếp quá 60 ngày.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: