Trẻ lười ăn rau, mẹ hãy nắm ngay mẹo sau

( PHUNUTODAY ) - ''Bệnh" lười ăn rau ở trẻ khiến nhiều phụ huynh đau đầu không biết phải làm sao. Dưới đây là một số mẹo mà mẹ có thể áp dụng để giúp con thích ăn rau hơn.

Trong rau xanh và trái cây cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chất xơ có trong rau xanh có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng sức đề kháng và phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ tối đa sự phát triển não bộ. Thiếu rau xanh, cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, không đủ máu dẫn tới chứng đau đầu ở trẻ.

Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn ăn dặm, não bộ đang phát triển và dần hoàn thiện, nhu cầu dinh dưỡng từ rau xanh cũng như thực phẩm từ động vật rất cao. Vì vậy, ăn rau quả hàng ngày là cần thiết.

''Bệnh" lười ăn rau ở trẻ khiến nhiều phụ huynh đau đầu không biết phải làm sao.

Dưới đây là một số mẹo mà mẹ có thể áp dụng để giúp con thích ăn rau hơn:

tre-luoi-an-rau

Đừng ép buộc, hãy làm gương

Nhiều mẹ thường cáu gắt và ép trẻ phải ăn rau khi chúng nhất định từ chối nhưng điều này vô tình khiến bé sợ ăn rau hơn. Mẹ hãy dỗ dành và thay đổi món rau khác hoặc cách chế biến trong bữa tiếp theo cho bé ví dụ luộc, xào.

Hơn nữa, nếu bố mẹ mà lười ăn rau thì con cũng lười là đúng rồi. Nếu muốn con ăn nhiều rau thì bố mẹ hãy ăn thật nhiều và hãy tỏ ra cho con biết là rau rất ngon để bé bắt chước nhé.

Bắt đầu với các loại rau chứa tinh bột

Cha mẹ hãy để trẻ tập ăn rau từ rau củ chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, như: khoai tây, cà rốt, ngô, đậu Hà Lan, khoai lang... Bạn có thể cung cấp một phần nhỏ thực phẩm này trong bữa cơm của trẻ hoặc thử áp dụng trò chơi trên.

Lý do nên bắt đầu với rau củ chứa tinh bột vì vị giác của trẻ dễ dàng tiếp nhận vị ngọt. Việc ăn rau sẽ trở thành trải nghiệm lành mạnh, tích cực khiến tinh thần trẻ thoải mái. Bằng cách đó, việc thử một số loại rau có vị hơi đắng hoặc hơi cay sẽ dễ dàng hơn.

Cho trẻ thử đồ ăn với từng miếng nhỏ

Cha mẹ có thể để trẻ làm quen với các loại rau quả bằng một trò chơi nhỏ. Hãy đưa cho trẻ một mẩu thức ăn, cho chúng nếm thử và đoán tên. Bạn nên bắt đầu từ những món ăn quen thuộc để tạo hứng khởi cho trẻ, dần dần đưa thêm những món ăn lạ để trẻ làm quen. Trò chơi này yêu cầu phụ huynh kiên nhẫn vì với món ăn lạ, trẻ thường mất khoảng 10 lần chơi để tập quen với chúng.

Thêm trái cây, rau củ vào món ăn yêu thích của trẻ

Bạn hãy bí mật cho thêm trái cây, rau củ vào món ăn con yêu thích để chúng làm quen dần với việc ăn rau. Phương pháp này có thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ.

Bạn có thể nói trước cho trẻ để chúng không ngạc nhiên nếu món ăn yêu thích có vị khác bình thường. Bạn cũng có thể để con tự lựa chọn kết hợp món mới.

Tạo niềm vui khi ăn uống

Bạn có thể biến việc ăn rau của con trở thành niềm vui với những cốc, bát dễ thương hoặc trang trí rau củ thành hình trẻ yêu thích. Bạn cũng có thể tổ chức buổi dã ngoại ngoài trời hay cùng con đặt tên riêng cho các món ăn. Việc tạo cho trẻ nhiều niềm vui và động lực khi ăn uống sẽ làm giảm sự căng thẳng.

Làm sinh tố từ rau củ

Ngoài các món sinh tố cà chua, sinh tố cà rốt đã rất quen thuộc, mẹ có thể thử thêm rau xanh vào món sinh tố hoa quả cho bé nhé. Thêm một chút sữa chua hoặc sữa tươi là gợi ý không tồi để con có món sinh tố vừa lạ mà vẫn thơm ngon, bổ dưỡng.

Cho trẻ cùng nấu ăn

Để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn là cách giúp chúng có động lực thử những món mới. Trẻ thường thích ăn những món mình chuẩn bị. Bạn hãy bắt đầu từ việc đưa trẻ đi chợ, cùng chọn thực phẩm. Sau đó, hãy để trẻ cùng vào bếp phụ giúp cha mẹ nấu cơm từ những việc nhỏ như rửa, phân loại rau... Với phương pháp này, phụ huynh cần lưu ý để trẻ tránh xa vật dụng sắc nhọn hay đồ vật nóng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link