Trẻ nhỏ mấy tháng tuổi thì bắt đầu mọc răng?

05:00, Chủ nhật 27/08/2017

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình phát triển của con thì khi nào thì con bắt đầu mọc răng? Khi mọc răng thì các bậc cần có những lưu ý gì để chăm sóc con tốt hơn? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đến tháng thứ mấy thì trẻ bắt đầu mọc răng?

Dưới đây là trình tự mô tả mọc răng ở trẻ nhỏ:

7.tre-nho-den-thang-thu-may-thi-moc-rang-3-phunutoday.vn

 

+ Thứ tự mọc răng của bé

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ gồm: 2 răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc, cuối cùng 2 răng hàm thứ hai của hàm trên mới mọc, cụ thể như sau:

Mọc răng cửa thứ nhất: hàm dưới lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên 7 tháng rưỡi.

Mọc răng cửa thứ 2: hàm dưới lúc 7 tháng, hàm trên 8 tháng.

Mọc răng hàm thứ nhất: hàm dưới và hàm trên từ 12 – 16 tháng.

Răng nanh, hàm dưới và hàm trên: 16 – 20 tháng.

7.tre-nho-den-thang-thu-may-thi-moc-rang-1-phunutoday.vn

 

Răng hàm thứ 2, hàm dưới và hàm trên: 20 – 30 tháng.

Thông thường răng sữa mọc trong thời gian trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2 – 3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Một số dấu hiệu báo hiệu trẻ sắp mọc răng

+ Chảy dãi:

Nguyên nhân là do mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi

+ Cằm nổi mẩn:

Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ gây ra nổi mẩn.

+ Ho:

7.tre-nho-den-thang-thu-may-thi-moc-rang-2-phunutoday.vn

 

Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.

+ Thích nhai cắn

Do áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.

+ Chán ăn:

Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.

+ Bị sốt:

Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm).

Vì vậy, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.

+ Trẻ dễ cáu kỉnh hơn:

Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link