Trẻ vừa chào đời có điểm này chứng tỏ dinh dưỡng đầy đủ, phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ

09:31, Thứ hai 19/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Để giúp các mẹ yên tâm, dưới đây tôi xin liệt kê một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang khỏe mạnh

Cân nặng lúc sinh của bé là khoảng 3 kg

Cha mẹ có biết, 3kg là khoảng cân nặng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh. Trẻ ở mức cân nặng này không quá lớn cũng không quá nhỏ. Ở mức này, sản phụ có cơ hội sinh thường một cách dễ dễ dàng, gặp ít rủi ro hơn trong quá trình sinh nở. Đồng thời sức khỏe của bé cũng tốt nhất.

Em bé nặng khoảng 3kg chứng tỏ mẹ bầu đã được bổ sung dinh dưỡng cân đối trong thai kỳ. Thai nhi trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, bình thường. Khi lớn lên, em bé sẽ thông minh, nhanh nhẹn, ”dễ nuôi” hơn.

Em bé lúc sinh ra có rất nhiều tóc và tóc đen nhánh

Một số bà mẹ thường có chung thắc mắc, không biết vì sao một số em bé sinh ra có rất nhiều tóc, tóc đen bóng trong khi một số em bé khác lại ít tóc và tóc có màu vàng. Điều này chủ yếu là do di truyền. Nếu bố mẹ có tóc đen và dày thì tóc của con cũng vậy và ngược lại.

Một điểm nữa là dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai đã làm thay đổi tóc của trẻ. Ví dụ, khi mang thai, nếu mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ hấp thụ tốt hơn và tóc của trẻ cũng đen mượt tự nhiên. Vì vậy, loại trừ yếu tố di truyền, nếu trẻ sinh ra có tóc dày mượt và đen bóng thì chứng tỏ trẻ đang phát triển tốt trong bụng mẹ.

tre-vua-sinh-1619719075-552-width1024height681

Đứa trẻ khóc to khi chào đời

Khi em bé chào đời, em bé bắt đầu học cách thở bằng phổi ngay lần đầu tiên cất tiếng khóc chào đời. Nếu tiếng khóc của trẻ to chứng tỏ phổi và đường hô hấp của trẻ phát triển tốt.

Ngược lại, nếu trẻ khóc rất nhỏ hoặc không khóc khi mới sinh, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để trẻ phải khóc. Trẻ bắt buộc phải khóc được nếu muốn thở. Trong trường hợp này, đứa trẻ sẽ được theo dõi cẩn thậп hơn.

Bé phản ứng nhanh với các âm thanh

Phản ứng với âm thanh chứng tỏ thính giác của trẻ đang phát triển, và con đang sử dụng bộ não của mình để phân biệt các âm thanh.

Trẻ hoàn toàn có khả năng nghe từ khi sinh ra, nhưng phải mất một vài tuần để có có thể lọc được ra các tiếng ồn trắng (âm thanh giúp con người tập trung hơn, làm cho não thư giãn, cũng như là dễ ngủ hơn, ngủ ngon và thấy thoải mái hơn) từ cuộc sống hằng ngày bên ngoài tử cung. Một khi mẹ thấy bé phản ứng với âm thanh bằng cách đảo mắt tìm kiếm các chỗ phát ra âm thanh, mẹ sẽ biết tai con có được khỏe mạnh và trẻ đang phát triển sự tò mò về những gì nghe thấy.

Tầm từ 2 – 3 tháng tuổi, cơ quan thính giác của bé đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của mẹ hay của những người xung quanh. Lúc này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.

Để kích thích và phát triển khả năng nghe của trẻ, mẹ có thể mua cho bé đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui. Nếu khi bé của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của bé.

Tập trung tầm nhìn vào các đồ vật, màu sắc

Nhìn vào đồ vật cho thấy thị giác và trí não của bé đang phát triển. Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.

1 tháng tuổi: Bé bắt đầu di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng, ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt, tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.

2-3 tháng tuổi: Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé); bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu; tăng nhạy với ánh sáng; dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình; dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác; giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.

Trong tầm tuổi này, nếu mẹ nhận thấy mắt bé không phát triển bình thường, chưa có khả năng tập trung nhìn ngắm một đồ vật nào đó thì nên cho bé đi khám để biết rõ tình trạng thị lực của con.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc