Cây lưỡi hổ là loại cây được nhiều người ưa thích vì khả năng thanh lọc không khí tốt cũng như có tác dụng chiêu tài hút lộc về cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây có thể được trồng từ cành hoặc lá cực kỳ đơn giản mà ra rễ cực nhanh.
1. Tác dụng của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây phổ biến và được sử dụng rộng rãi không chỉ để trang trí cho không gian sống xanh mà còn có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe của con người. Một số tác dụng của cây lưỡi hổ bao gồm:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng do tác động của các hợp chất hữu cơ và chất chống oxy hóa có trong cây.
- Cây có thể hấp thu được 107 loại khí độc đặc biệt là một số độc tố gây ung thư. Đây cũng là một loại cây để bàn được nhiều người yêu thích vì có khả năng hấp thụ bức xạ máy tính.
- Cung cấp cho cơ thể chất chống viêm và chất chống ung thư, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến viêm và ung thư.
- Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn, đồng thời giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch và đột quỵ.
- Có tác dụng lợi tiểu, giúp làm sạch đường tiết niệu và ngăn ngừa các bệnh về đường tiết niệu.
- Có khả năng giảm stress, giúp tăng cường tinh thần và giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
- Theo một số quan niệm phương Đông, cây tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ nên có khả năng xua đuổi ma quỷ và những điều không may.
Với nhiều tác dụng hữu ích như vậy, không có lý do gì mà bạn không nên trồng một cây lưỡi hổ trong nhà của mình. Hơn nữa, cây lưỡi hổ có thể trồng dễ dàng và cũng rất dễ chăm sóc, vì vậy bạn hoàn toàn có thể trồng nó mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Hãy thử trồng một cây lưỡi hổ và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn và không gian sống xanh của bạn.
2. Cách nhân giống cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Để nhân giống cây lưỡi hổ có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản sau:
- Tách bụi: Lưỡi hổ là cây sinh sôi và nảy nở khá nhanh. Cây rất dễ đẻ ra nhánh mới, cây con. Đợi cây con lớn khoảng 2 tuần – 1 tháng bạn có thể tách chúng ra thành một cây mới riêng lẻ. Phương pháp này có kết quả thành công cao nhưng số lượng lại không nhiều chỉ phù hợp trồng tại gia đình.
- Giâm cành: Với phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và phải khá tỉ mỉ trong quá trình làm. Đầu tiên, cần lựa chọn một cây Lưỡi Hổ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc. Lưu ý không chọn lá già cũng không chọn lá quá non.
Các bạn cát thành từng khúc dài khoảng 5 cm và để một thời gian cho những lát cắt này héo mặt, khô. Sau đó, chôn khoảng 1/2 độ sâu của đất, lưu ý không chôn lá quá sâu. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ. Việc giâm lá nên thực hiện từ mùa xuân đến cuối mùa hè.
- Trồng cây lưỡi hổ bằng lá trong nước
Tương tự như cách nhân giống cây lưỡi hổ bằng lá trong đất, với cách này bạn cũng chọn những lá khoẻ mạnh, cắt càng sát gốc càng tốt. Bạn có thể để nguyên lá để ngâm trong nước hoặc chia nhỏ lá cây ra nếu kích thước quá lớn.
Đổ đầy nước vào một lọ thuỷ tinh, đặt lá cây lưỡi hổ vào trong sao cho cuống lá hướng xuống dưới. Đặt lọ thuỷ tinh ở những nơi có ánh sáng nhẹ, 1-2 tuần thay nước một lần, tránh để nước đục. Với cách này, bạn có thể quan sát quá trình ra rễ của cây dễ dàng hơn. Khi rễ đã phát triển được ít nhất 3cm, bạn có thể chuyển sang trồng trong chậu đất.
- Trồng cây lưỡi hổ bằng lá với giấy vệ sinh
Hãy cắt phần lá to khoẻ, cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 10cm. Phơi ở nơi thoáng gió khoảng 1-2 ngày cho khô vết cắt hoàn toàn.
Dùng giấy vệ sinh quấn quanh lá lưỡi hổ, xịt nước rồi để ở nơi thoáng mát. Hàng ngày phải quan sát độ khô, độ ướt của giấy vệ sinh. Nếu phát hiện giấy đã khô, nên phun nước kịp thời. Sau một thời gian, rễ sẽ mọc trắng muốt từ lá. Sau đó, bạn có thể đem ra trồng ở chậu với đất đã được làm sẵn.