Trong nhà trồng cây lộc vừng kết hợp cùng 2 cây này giàu có phước đức dồi dào, 3 đời an lạc

( PHUNUTODAY ) - Lộc vừng là cây đẹp trong phong thủy nhưng nếu kết hợp được với 2 cây này sẽ tạo thế phong thủy vững mạnh toàn diện

Trong phong thủy thì ngoài việc trồng cây mang ý nghĩa may mắn, gia chủ còn cần chú ý chọn cây phù hợp, đặt cây đúng vị trí và chọn cây phải tránh những điều kỵ sát. 

Lộc vừng là một cây phong thủy đẹp mang tới tài lộc cho gia chủ, mang lại may mắn thịnh vượng nên rất thích hợp để trồng trong nhà làm cảnh.

Lộc vừng là cây ưa sáng nên trồng trước nhà và thu hút tài lộc. Hơn nữa rước lộc đi cửa trước nên không trồng lộc vừng sau nhà. 

cay-loc-vung-ket-hop

Lộc vừng trong bộ tam đa phong thủy

Cây lộc vừng được xếp vào tứ quý sanh, sung, tùng, lộc hoặc bộ tam đa là phúc (sung), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế). Trong đó bộ tam đa thường được nhấn mạnh bởi ở đời ai cũng mong có phúc, con cháu vui vẻ quây quần gia đình hòa hợp yên ấm, ai cũng mong có lộc tiền tài, lộc lá ơn trên ban xuống, làm ăn thuận lợi, ai cũng mong trường thọ khỏe mạnh, gia đình may mắn.

Chính bởi thế, khi trồng lộc vừng mang biểu trưng may mắn, hưng thịnh về tài lộc thì người chuông phong thủy nên trồng thế tam đa. Tức là trồng thêm cây sung và cây vạn tuế/thiên tuế. Bởi phong thủy rất trọng sự cân bằng hài hòa. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, ai cũng mong cân bằng cả công danh sự nghiệp lẫn hôn nhân con cái và tuổi thọ sức khỏe.

cay-van-tue

Trồng lộc vừng để tạo thế phong thủy mạnh phúc lộc dồi dào

Khi đã trồng lộc vừng không nên trồng đơn lẻ, đặc biệt nếu trồng cây đất dạng cây to thì lại càng không nên trồng cây to đơn lẻ bởi sẽ chiếm thế thượng phong nên có thể làm mất cân bằng dương khí trong gia đình. Do đó nên trồng thêm một cây to lộc vừng nữa hoặc trồng thế tam đa, Thêm cây sung và vạn tuế. Bộ tam đa tạo thế cân bằng hài hòa tốt nhất về phong thủy cho gia chủ, tạo sự đủ đầy và cân bằng âm dương cũng như cân bằng các mặt công việc tài danh hạnh phúc sức khỏe, đó chính là sự cân bằng quan trọng nhất trong cuộc sống. 

Ngũ hành tương sinh tương khắc là để quân bình. Quý nhất trong luật ngũ hành là cân bằng, bởi sinh tương sinh mãi sẽ lụi, khắc tương khắc mãi sẽ tàn. Thế nên phải có sinh và có khắc để hài hòa, không bị quá đi một điều gì. Bởi thế trong phong thủy nếu trồng được 3 cây này tạo thế tam đa trong nhà là tốt nhất về phong thủy.

cay-sung

Ngoài ra khi trồng lộc vừng cần chú ý vài điểm sau:

- Chú ý trái phải ngôi nhà, tính theo hướng đứng từ trong nhà nhìn ra thì bên trái là phía thanh long, bên phải là bạch hổ, thanh long nên cao hơn bạch hổ để hợp phong thủy. Do đó khi sắp xếp các cây cảnh trong nhà hoặc các vật trang trí, hòn non bộ cũng cần chú ý nên để phía trái nhà cao hơn bên phải hoặc tương bằng chứ không thấp hơn. Thế nên cây lộc vừng nếu cao hơn các cây khác thì nên đặt bên trái nhà. Tuyệt đối tránh trồng lộc vừng bên phải mà lại là cây cao to nhất trong nhóm cây cảnh trang trí.

- Không trồng lộc vừng sát vào tường nhà nếu trồng cây lộc vừng xuống đất, bởi lộc vừng là cây thân gỗ to, trồng xuống đất mà sát tường nhà, tường bao thì sẽ có nguy cơ làm hỏng tường, gây đổ tường.

- Không trồng lộc vừng giữa cửa đi lại, chắn lối đi chắn cửa nhà vì như thế cản luồng khí trong nhà lưu thông, giảm dương khí và chặn cửa thần tài

- Không trồng cây lộc vừng cao to bên phải nhà chắn lối ngôi nhà và cao lớn hơn cây khác sẽ phạm phong thủy

- Nếu trồng lộc vừng trong chậu hoặc lộc vừng bonsai thì có thể trồng ở cạnh lối đi nhưng nếu chậu bonsai cao thì không nên để giữa sân chắn trước cửa nhà mà nên để lệch hướng.

- Lộc vừng sẽ nở hoa đẹp hơn dài hơn khi được đứng bên bờ nước soi bóng xuống nước. Do đó nếu trồng bonsai hoặc cây cảnh lộc vừng thì nên chú ý nước và có thể tạo thế nước xung quanh cho cây nở hoa.

* Thông tin mang tính tham khảo

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn