Trữ thực phẩm ăn Tết nhớ nắm 10 mẹo bảo quản không cần tủ lạnh: Để bao lâu cũng được, đồ tươi như mới

12:59, Chủ nhật 30/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Với nhiều gia đình, dung tích tủ có hạn, khó đặt được quá nhiều. Những lúc như vậy hãy thử 10 mẹo dưới đây.

1. Cà chua

Bảo quản không đúng cách, cà chua rất nhanh thối. Nhiều người nghĩ tốt nhất nên bảo quản chúng trong tủ lạnh, nhưng khí lạnh trong tủ sẽ ngăn cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc vị tươi ngon sẽ giảm đi nhiều.

Nên bảo quản cà chua vừa chín tốt nhất ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C và sử dụng trong vòng một tuần. Để tránh bị thâm dập, không nên xếp cà chua đè lên nhau. Hoặc nếu xếp nhiều lớp cà chua thì giữa các lớp nên đặt một tờ giấy ăn hoặc giấy báo lót.

bao-quan-thuc-pham

2. Bí đỏ

Đầu tiên, bạn rửa sạch bí và dùng khăn thấm hết nước bên ngoài vỏ bởi độ ẩm đọng lại sẽ sinh ra nấm mốc. Sau đó, bạn cho một ít dầu vào miếng vải và xoa nhẹ lên quả bí. Cách này sẽ giúp bí luôn tươi ngon và bảo quản được lâu hơn.

3. Cá

Phải làm gì khi bạn mua quá nhiều cá? Thịt cá rất mềm, để giữ được độ tươi ngon cần phải biết cách bảo quản.

Đầu tiên phải làm sạch nội tạng của cá. Sau đó ngâm thịt cá vào nước muối từ 4-5 tiếng, vớt ra để khô. Cuối cùng, thoa một lớp dầu hạt cải lên hai mặt của miếng cá. Để nơi thoáng gió tự nhiên, không bị ánh sáng trực tiếp chiếu rọi, có thể bảo quản được 5 ngày mà không bị biến chất.

4. Khoai tây

Nếu không biết bảo quản, khoai tây rất dễ mọc mầm, nấm mốc,... không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ở nhiệt độ thường, chỉ sau 3,4 ngày khoai tây sẽ mềm ra. Nếu để lâu chưa sử dụng hết, không nên đặt chúng vào tủ lạnh mà hãy đặt một trái táo vào cùng khoai tây. Mùi hương và khí ethlylene sinh ra từ táo sẽ giúp khoai tươi lâu, ít thối hỏng, tránh được tình trạng mọc mầm, giữ trọn dinh dưỡng.

5. Chuối

1-15512945

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra chuối chín bắt đầu từ phần cuống. Điều này cũng có nghĩa nếu giữ phần cuống luôn tươi, có thể trì hoãn quá trình chuối hư hỏng do để lâu.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc cuống chuối rồi để ở nhiệt độ phòng. Biện pháp này giúp làm chậm quá trình rụng cuống khi chuối chín, giữ cho chuối tươi thêm khoảng 5 ngày mà không bị nẫu. Vỏ chuối có thể sẽ bị biến màu, trở nên thâm đen nhưng chất lượng ruột chuối không bị ảnh hưởng.

Bạn cũng có thể treo nải chuối lên ở chỗ thoáng, cách xa các loại trái cây chín khác. Với mẹo vặt này, chúng không bị bầm và chín nẫu quá nhanh.

Nếu chuối đã cắt lát thì sẽ chuyển sang màu nâu chỉ sau vài phút, vì vậy bạn nên tưới lên một ít nước cốt chanh để giữ được màu lâu hơn. Chanh có tính axit rất mạnh, bạn có thể pha loãng với một ít nước và nhỏ lên chuối.

6. Đậu phụ

Đậu phụ muốn tươi lâu phải ngâm trong nước muối, càng cho nhiều muối thì đậu phụ càng tươi lâu.

Khi mua đậu phụ về, bạn đem ngâm trong nước, rồi thêm khoảng 1/2 muỗng cà phê muối. Với cách làm này, có thể giữ được độ tươi ngon của đậu phụ trong cả ngày. Đây được xem là cách bảo quản đơn giản nhất.

7. Hải sản khô

Việc bảo quản hải sản khô tương đối đơn giản, vì đã qua sơ chế nên chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản là có thể giữ được độ tươi ngon.

Bạn có thể cho hải sản khô vào túi ni lông buộc kín lại, tốt nhất nên hút chân không và để nơi khô ráo thoáng mát. Thời hạn sử dụng có thể lên tới một năm.

8. Cần tây, dưa chuột, cà rốt

Ba loại củ quả cần tây, dưa chuột, cà rốt đều có đặc điểm chung là lượng nước dồi dào. Nếu chỉ sử dụng túi ni lông để bảo quản thì không đảm bảo độ tươi ngon.

Để tránh mất nước và giữ được tươi lâu, có thể dùng giấy bạc bọc thật kín, rồi đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ẩm thấp. Như vậy, hành tây, dưa chuột hay cà rốt sẽ vẫn tươi lâu mà không cần cho vào tủ lạnh.

9. Trứng

Trứng để lâu thường bị ung, thối do vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy. Muốn giữ trứng được lâu, phải tìm cách lấp kín được các lỗ hổng li ti ở vỏ để không chịu ảnh hưởng từ biến đổi bên ngoài.

Chuẩn bị một chiếc hộp to, rắc một lớp muối dưới đáy thùng rồi xếp trứng vào. Cứ một lớp trứng lại một lớp muối. Lưu ý phủ kín khoảng trống giữa các quả trứng bằng muối. Cách này có thể bảo quản được trứng trong một năm.

10. Hành tỏi, rau thơm

Ánh sáng và độ ẩm là kẻ thù lớn nhất của tỏi vì cả hai đều khiến nấm mốc phát triển. Hãy bảo quản tỏi ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tối và có nhiều không khí lưu thông, như trong giỏ lưới thép hoặc túi giấy tở tủ đựng thức ăn. Khi được bảo quản trong môi trường lạnh, chẳng hạn như tủ lạnh, tỏi sẽ bắt đầu nảy mầm trong vài ngày.

Nếu bạn có quá nhiều rau thơm trong tủ lạnh, hãy trộn chúng với một ít bơ và tạo ra bơ thảo mộc của riêng bạn. Đặc biệt hơn, bạn có thể đánh bông một ít kem tươi và làm bơ từ đầu. Như vậy, bữa sáng cho cả tuần đã có thể hoàn thành rồi. Lưu ý là cách này không cần tủ lạnh đối với các nước ôn đới, còn với nước nhiệt đới như Việt Nam thì vẫn cần để ngăn mát để bơ không chảy ra.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc