Dự kiến 14h chiều mai (25/4), Tòa sẽ tuyên án.
16h50: Tòa cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghỉ nghị án.
Nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng khẳng định bản thân không sợ chết, dù rất yêu cuộc sống. Bị cáo vẫn tin mình không có tội thì sẽ được minh oan. Bị cáo xin được hoãn thi hành án để có thể sống đến lúc tội trạng được chứng minh.
“Bị cáo không trốn tội. Nếu có lấy đồng nào bị cáo nhất định sẽ trả đủ đồng đó. Bị cáo sẽ vận động vợ con, bán bằng hết, bằng đủ mọi giá để bồi thường, mong được sống”, Dũng trình bày.
Dương Chí Dũng nói lời nói sau cùng tại tòa. |
Lời nói sau cùng, Trần Hải Sơn tỏ vẻ khổ sở vì bị các “sếp” cũ phủi hết mọi việc, lại còn cho rằng mình dựng chuyện để đổ vấy tội trạng, “ăn” mảnh 1,666 triệu USD. Tuy nhiên, bị cáo cũng “không mong các anh phải nhận án tử hình”.
16h45: Mai Văn Phúc đề nghị VKS xem xét lại đánh giá vai trò cầm đầu của Phúc trong vụ án vì bị cáo về Vinalines muộn, khi mọi sự đã rồi. “Bị cáo vừa về 2 tháng mà không thân với anh Dũng, ghét nhau như vậy, bị cáo lại là người thật thà, làm sao chấp nhận.
16h42: Luật sư Được đứng dậy, đặt lại câu hỏi, mẫu thuẫn không đội trời chung như Dũng, Phúc, hở ra sai phạm gì phải dùng để “hạ” đối thủ luôn chứ sao lại thỏa thuận ăn chia với nhau.
“Việc Dũng – Phúc có mâu thuẫn không đội trời chung là quan điểm của luật sư thôi, còn đánh giá của người khác, trên góc độ công việc, họ vẫn tiếp tục phải làm việc với nhau, cùng điều hành Vinalines” – chủ tọa ngắt lời.
16h40: Vẫn chưa chịu những lý lẽ đối đáp, luật sư Trần Đình Triển lật lại lần Dương Chí Dũng đi Sài Gòn, vé máy bay rõ ràng thể hiện 15h30 Dũng mới bắt đầu bay từ Hà Nội thì sao có thể 14h Trần Hải Sơn liên hệ để mang 5 tỷ đồng đến khách sạn Victory cho Dũng. Lời khai của người lái xe nói đến đón Sơn tại khách sạn này là vào 17h30’ cũng không hợp lý vì lúc đó máy bay mới có thể hạ cánh ở Tân Sơn Nhất.
Nhắc luật sư nhiều lần về việc không nêu lại những điểm cũ đã trình bày, chủ tọa phiên tòa yêu cầu dừng lại. Luật sư cũng bức xúc, không tuân yêu cầu, tiếp tục hùng biện.
16h35: VKS cho rằng các hành vi của các bị cáo phải xem xét trong một chuỗi hoạt động từ đầu để cuối cùng ụ nổi 83M nhập về Việt Nam được. Các bị cáo đều là người thi hành công vụ mà cả 4 giai đoạn nghiên cứu, quyết định mua, mang ụ nổi về… đều làm không đạt yêu cầu công vụ. Việc đưa đoàn giám sát đi không phải để đi cho vui mà phải có kết quả báo cáo đúng để đưa ra được quyết định đúng đắn, không thể nói “chỉ để tham khảo”.
VKS cũng lý giải, vụ án chỉ lộ ra sau 6 năm truy xét, khó khăn không nhỏ trong quá trình điều tra.
Đánh giá những chứng cứ về việc đưa tiền của Trần Hải Sơn cho Dũng, Phúc, đại diện VKS khẳng định có nhiều lời khai có thể đối chứng để chứng minh việc này, chỉ có điều Dũng, Phúc không thừa nhận. Về thắc mắc của luật sư Thiệp, nhận tiền từ tháng 7 mà 6-7 tháng sau, gần Tết nguyên đán mới chuyển cho sếp Phúc, VKS lý giải, trước đó, ngay trong tháng 7, tháng 8 Sơn đã chuyển trước cho mỗi sếp Dũng, Phúc 5 tỷ đồng. Có việc giãn cách của đồng tiền là như thế. Hơn nữa, vì đây là để thực hiện “hành vi đen” nên cũng cần lựa thời điểm, tránh nhiều người biết.
Thừa nhận với luật sư có mâu thuẫn trong lời khai. Ví dụ có lời khai nói mang 3 valy tiền – nghe cũng ghê, VKS nhận định, có thể việc ghi lời khai của điều tra viên không chuẩn xác, vấp lỗi.
“Một Chủ tịch HĐQT, một Tổng GĐ, một Phó Tổng, một người là Sơn – người được tin tưởng, chúng tôi đặt ra, với quan hệ cấp trên cấp dưới, nếu Sơn, Chiều là người được hưởng tiền lại quả mà lại không có Dũng, Phúc thì thực tế có thể xảy ra việc này không, các sếp có chịu để bị… qua mặt vậy không” – đại diện VKS đặt giả thiết.
Từ đó, ông này khẳng định có đủ niềm tin và căn cứ khẳng định về lời khai của Trần Hải Sơn. Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố.
16h30: Trả lời cụ thể một số vấn đề, VKS cho biết, bản giám định độc lập của Marilex phải được chấp nhận sử dụng theo đúng tính pháp lý mới xem xét được.
Nội dung luật sư Triển nói về công văn của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, VKS khẳng định rất cầu thị. Trước sinh mạng con người, cơ quan công tố phải rất cẩn trọng, để đảm bảo cả yêu cầu không được để lọt tội phạm càng phải cẩn trọng hơn. Công văn chỉ đạo về chỉ định thầu này của Phó Thủ tướng, VKS hiểu áp dụng trong trường hợp khác.
Ông Goh nói không có liên hệ với Dương Chí Dũng, VKS ghi nhận nội dung này, sẽ trả lời sau.
Tại phiên tòa, ở tội cố ý làm trái, Dũng, Phúc có nhận trách nhiệm, ở góc độ thiếu trách nhiệm, không sâu sát công việc. Còn quyết định đưa ra là trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ chứ không phải bất cứ điểm nào riêng biệt.
16h25: Đối đáp lại các ý kiến của luật sư, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, ý kiến của các luật sư “hơi căng”.
“Đối với những người bị xử án nặng, chúng tôi xử lý rất thận trọng. Chúng tôi không chỉ chịu trách nhiệm trước dân mà còn để tránh không bỏ lọt tội phạm. Đối với tội Cố ý làm trái, tại tòa Dũng và Phúc có thừa nhận. Tội tham ô tài sản chỉ nói là có lời khai của Sơn và lời khai có mâu thuẫn. Chúng tôi thừa nhận và đánh giá các chứng cứ dựa trên Bộ luật Tố tụng hình sự"- đại diện Viện Kiểm sát nói.
Dương Chí Dũng bắt tay Mai Văn Phúc trước phiên tòa hôm nay. |
16h20: Tiếp lời bà Phương, bà Vân (vợ bị cáo Phúc) cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho chồng, đồng thời cũng xem xét việc kê biên tài sản. "Tôi kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng tôi, để chồng tôi sớm được trở về đoàn tụ với gia đình", bà Vân nói.
16h15: Bà Phạm Thị Mai Phương, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được phép nêu quan điểm tại tòa.
Bà Phương đã giữ nguyên quan điểm của đại diện VKS về việc kê biên tài sản. Cụ thể, đại diện VKS đề nghị xem xét việc kê biên căn hộ tại phố Nguyên Hồng. Bà Phương cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng bà, là bị cáo Dương Chí Dũng.
“Gia đình có gì đã bán hết để nộp được 5,2 tỷ. Chồng tôi đã thế chúng tôi muốn cứu anh ấy khỏi tội chết thôi. Tôi đề nghị xem xét giảm nhẹ cho chồng tôi”.
16h10: Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam phát biểu trước HĐXX: Cục đã cử 1 đăng kiểm viên tham gia đoàn khảo sát. Thời điểm đó Vinalines lại thuê một công ty giám sát khác. Vị đại diện này đề nghị HĐXX làm rõ, Vinalines căn cứ vào đâu, vào báo cáo của bị cáo Dương hay vào báo cáo của công ty thứ ba để mua ụ nổi.
16h00: Các luật sư còn lại tiếp tục phần nêu quan điểm của mình, bổ sung trong phần tranh luận với đại diện VKS.
Luật sư Thiệp đối đáp tại tòa. |
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp tham gia đối đáp với luận cứ rằng: Khi VKS kết luận rằng đã đầy đủ căn cứ về tội tham ô, và có căn cứ tài liệu việc chuyển tiền, vậy khoản tiền này do ai đàm phán, đàm phán vào thời gian nào? Nếu không làm rõ việc này thì có người chịu tội thay cho người khác
15h35: Tiếp tục phần tranh luận, luật sư Được nêu quan điểm của mình và đề nghị đại diện VKS giải thích cho những điểm chưa được làm rõ.
Luật sư Được đề nghị làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn.
15h30: Luật sư Triển tiếp lời và đề nghị VKS tranh tụng về chứng cứ của những hành vi như: Bị cáo Dũng và bị cáo Phúc chỉ đạo phải mua cho bằng được ụ nổi, về thời gian bị cáo Dũng đi máy bay,...
15h15: Đến phần phản biện của luật sư Trần Đình Triển. Trong phần phản biện của mình, luật sư Triển cho rằng giữa ông Goh và bị cáo Sơn đã có thỏa thuận, trao đổi. Luật sư Triển cũng cho rằng, ông có đủ căn cứ để chứng minh bị cáo Sơn đã 'ôm' trọn số tiền 1,666 triệu USD.
15h10: Về bản tuyên thệ, đại diện VKS cho rằng, trong điều tra ông Dũng ban đầu thừa nhận không quen ông Goh. Trong khi đó, trong bản tuyên thệ ông Goh lại nói rằng có quen biết ông Dũng.
15h05: Sau phần đối đáp của Viện Kiểm sát, luật sư Ngô Ngọc Thủy phản biện đối đáp của VKS rằng: “Căn cứ vào đâu để khẳng định số tiền 1,67 triệu USD là số tiền của Vinalines”.
Ông Thủy cho rằng, bản tuyên thệ của ông Goh (GĐ Công ty AP) mà ông và các đồng nghiệp đã thu thập được tại Singapore liệu có đủ căn cứ để VKS xác định, là một trong những chứng cứ trước tòa.
14h45: Việc nhiều luật sư cho rằng chưa xem xét đến hậu quả, bắt các bị cáo bồi thường là oan uổng, Viện Kiểm sát thấy đến thời điểm khởi tố vụ án, bị can, Nhà nước đã chi ra trên 500 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí mua ụ nổi (37 tỷ đồng) mới còn gần 367 tỷ đồng.
Đại diện VKS tham gia tranh tụng. |
Viện Kiểm sát đưa quan điểm về khái niệm ụ nổi: Tàu biển là cấu trúc nổi, hoạt động trên biển. Ngay tên trong hợp đồng cũng ghi là tàu biển nên các chế định quản lý phải như tàu biển. Như vậy có đủ căn cứ để quản lý như tàu biển. Vốn để mua tàu biển, luật sư đưa ra ý kiến có phải của Nhà nước hay không, Viện Kiểm sát thấy Vinalines là tập đoàn 100% vốn Nhà nước, mất một đồng cũng của Nhà nước, người dân, không thể là của cá nhân nào.
Với nhóm bị cáo hải quan, các luật sư “say sưa” với công ước HS, quan điểm của Viện Kiểm sát: Công ước HS được quốc tế mã hoá các loại theo mã số khác nhau, chủ yếu và quan trọng nhất là để đánh thuế. Nhưng quản lý của Nhà nước không chỉ đơn giản là với 3 cái giấy đó, nhà nước Việt Nam nhập về những thứ rác, với hàng tỷ đồng của thế giới về Việt Nam được. Đại diện Viện KS cũng cho rằng công ước HS không mâu thuẫn gì với luật Hàng hải. Vì thế, Viện Kiểm sát khẳng định bảo lưu quan điểm truy tố của mình.
14h30: Đại diện VKS nêu quan điểm về phần bào chữa của các luật sư và phần bổ sung của các bị cáo. Về tội danh tham ô, đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, hầu hết các luật sư đã trình bày rất rõ các luận cứ, luận điểm bào chữa cho các bị cáo. VKS kiến nghị HĐXX xem xét và đưa ra mức phán quyết chính xác nhất dành cho các bị cáo.
Về tội Cố ý làm trái, các luật sư đã có đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại. Tuy nhiên, VKS nhận thấy trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu thập được những bằng chứng đủ căn cứ pháp lý để chứng minh tội danh của các bị cáo. Về số tiền 1,666 triệu USD, đại diện VKS khẳng định rằng, việc chuyển số tiền này qua ngân hàng là có thật.
14h20: Bị cáo Mai Văn Khang ra trước vành móng ngựa, bổ sung phần bào chữa của luật sư.
14h15: Theo Công lý, HĐXX yêu cầu bị cáo Chiều bổ sung phần bào chữa của các luật sư trong phần tranh luận. Bị cáo Trần Hữu Chiều mong muốn HĐXX xem xét đến quá trình, thời gian dự án diễn ra tại Vinalines.
Về tội danh tham ô tài sản, bị cáo Chiều cho rằng mình hoàn toàn bị oan và xin HĐXX xem xét minh oan.
Bị cáo Mai Văn Phúc đứng trước vành móng ngựa. |
14h10: Bị cáo Mai Văn Phúc vẫn một mực kêu oan, cho rằng mình không hề nhận một khoản tiền nào như bị cáo Sơn đã khai. Bị cáo Phúc đưa ra một số bằng chứng về thời gian, địa điểm minh chứng cho khẳng định của mình.
Trong đó, có chi tiết bị cáo Phúc nói rằng, như bị cáo Sơn đã khai rằng con trai của Phúc lái xe chở Phúc và vợ về nhà. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phúc nói rằng thời điểm đó, con trai mình đang du học ở Anh nên không có việc lái xe chở cha mẹ về nhà.
14h00: Phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần trình bày của các bị cáo. Bị cáo Mai Văn Phúc được HĐXX cho phép đứng dậy trình bày đầu tiên.