Tác dụng của nước rễ đinh lăng
Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Loại cây này thường được thu hoạch phần lá để ăn sống, nấu canh hoặc sắc nước uống. Lá đinh lăng có tác dụng trị ho, lợi sữa, tăng cường sức khỏe.
Phần rễ của cây đinh lăng cũng được sử dụng nhiều. Rễ cây này tính mát, vị ngọt, hơi đắng, tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch.
Người ta thường thu hoạch rễ của những cây đinh lăng trên 3 năm tuổi. Vụ thu hoạch chính là vào mùa thu - đông. Lúc này, rễ cây mềm, có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Rễ nhỏ có thể dùng nguyên toàn bộ phần rễ thu được, rễ to thì chỉ dùng vỏ rễ.
Rễ cây đinh lăng được thái lát mỏng, phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát cho khô. Sau đó, có thể dùng nguyên chát hoặc tậm rượu dừng, sao qua rồi tẩm thêm mật ong, sao thơm.
Nước rễ cây đinh lăng thái nhỏ, sao vàng sắc nước uống có tác dụng tốt với phụ nữ sau sinh, giúp chống đau dạ con, làm tăng tiết sữa.
Lưu ý khi dùng rễ đinh lăng
Rễ cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin có tá dụng phá huyết, làm vỡ hồng cầy. Vì vậy, chỉ dùng rễ cây đinh lăng đúng liều lượng khi cần thiết, không sử dụng nhiều.
Sử dụng rễ cây đinh lăng với liều cao có thể dẫn tới tình trạng say thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Nên sử dụng những rễ cây đinh lăng từ 3-5 năm tuổi, không nên dùng những rễ cây quá già.
Khi bào chế rễ cây đinh lăng, các chuyên gia khuyên nên lấy phần vỏ, bỏ phần lõi để tránh các tác dụng không mong muốn.
Cây đinh lăng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng. Hiện nay, các nghiên cứu về lợi ích của cây đinh lăng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai và cho con bú còn rất ít vì vậy vẫn nên cẩn trọng trong việc sử dụng.
Người bị bệnh gan, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng lá và rễ cây đinh lăng.