Mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là loại quả có hàm lượng vitamin A đứng đầu trong số các loại thực phẩm. Công dụng của thực phẩm này có thể kể đến như phòng bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
Chất glycoside trong mướp đắng cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương...
Bạn có thể chế biến mướp đắng thành các món như mướp đắng xào trứng, khổ qua cà ớt, canh mướp đắng cá lóc, canh mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng nấu tôm, mướp đắng xào thịt bò, nộm mướp đắng, gỏi khổ qua chà bông, thịt kho mướp đắng, mướp đắng chiên giòn,…
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mang nguồn gốc từ các nước châu Âu. Hiện nay, cải bó xôi đã trở nên phổ biến trong bữa ăn của các gia đình Việt.
Trong cải bó xôi có nhiều vitamin và khoáng chất, ăn thường xuyên giúp da sáng màu căng khỏe. Bên cạnh đó tóc cũng được chắc khỏe từ gốc hạn chế gãy rụng.
Một công dụng nữa của cải bó xôi là bổ máu. Do loại rau này có chứa nhiều chất sắt và cũng giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Ngoài ra, cải bó xôi còn giúp dưỡng gan hiệu quả. Với người muốn chăm sóc gan cần chú ý bổ sung rau chân vịt vào chế độ ăn của mình.
Tuy nhiên, vì cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic làm cản trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng của bạn đồng thời gây hại cho cơ thể nếu tiêu thụ trong thời gian dài nên bạn cần chần rau trước khi nấu. Làm như vậy sẽ loại bỏ hơn 90% axit oxalic trong rau.
Với loại rau này bạn có thể chế biến thành các món như canh cải bó xôi, cải bó xôi xào, salad rau bina – cải bó xôi, cháo cải bó xôi, trứng chiên cải bó xôi, trứng cuộn cải bó xôi, pancake cải bó xôi, gà nướng nhồi phô mai và cải bó xôi, cơm trộn cá hồi cải bó xôi, súp cải bó xôi, cơm cải bó xôi,…
Giá đỗ
Giá đỗ có chứa nhiều protein, glucid, chất xơ, các vitamin A, vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), vitamin C, kali, magie, calci, sắt... và không có cholesterol.
Chất xơ trong giá đỗ giúp nhuận tràng, góp phần đẩy các chất cặn bã hoặc chất độc trong đường tiêu hóa ra ngoài. Đồng thời ức chế tái hấp thu acid mật gắn cholesterol ở đại tràng nên hỗ trợ giảm LDL cholesterol máu.
Giá đỗ không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải dộc mà còn dưỡng gan hiệu quả. Thường xuyên ăn giá đỗ giúp dưỡng gan, hoạt huyết, giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, giá đỗ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa.
Từ giá đỗ bạn có thể chế biến thành các món như canh đậu phụ giá đỗ, giá đỗ xào thịt, canh giá đỗ nấu cà chua, giá đỗ xào tiết lợn, giá đỗ xào lòng gà,…