Vì sao gái mại dâm Kenya không “chuộng” bao cao su?

( PHUNUTODAY ) - Tại Kenya, 1,5 triệu người đang sống với HIV và có khoảng 100 nghìn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm. Bất chấp điều đó, một số người làm nghề mại dâm vẫn có quan hệ tình dục không an toàn và sau đó dùng thuốc kháng virus HIV để giảm nguy cơ lây nhiễm. Tại sao lại những người làm nghề mại dâm ở Kenya lại liều lĩnh đến như vậy?

Sheila, người từng là gái mại dâm tại khu ổ chuột Korogo ở Nairobi, Kenya trong suốt 6 năm liền giải thích: "Hãy để tôi nói cho quý vị biết sự thật về lý do tại sao nhiều người trong chúng tôi không sử dụng bao cao su. Chúng tôi không có tiền và khi gặp một khách hàng hứa sẽ cho bạn nhiều tiền hơn mức thường được nhận, thì bạn sẽ đồng ý quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ nào, ngay cả khi bạn không biết tình trạng nhiễm HIV của người đó".

Trong khi đó, theo lời Sheila, cô và các cô gái hành nghề mại dâm khác có thể đi đến một phòng khám vào sáng hôm sau và dễ dàng xin thuốc kháng virus HIV khẩn cấp - loại thuốc ngăn chặn virus HIV mà nếu được uống trong vòng 72 giờ kể từ khi bị nhiễm có thể ngăn chặn phần nào sự tiến triển của virus. Loại thuốc kháng virus chính là loại thuốc dự phòng sau phơi nhiễm, hay còn gọi là PEP.

"Chúng tôi sử dụng thuốc này như bao caosu"- Sheila nói. PEP được sản xuất nhằm sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ, để đưa cho các nạn nhân bị hãm hiếp nếu kẻ hãm hiếp họ được cho là có HIV dương tính, hoặc cho nhân viên y tế bị kim tiêm có thể đã bị nhiễm HIV đâm. Tuy nhiên, không có những con số chắc chắn cho thấy PEP có tác dụng tới đâu. Các chuyên gia nói rằng, để ngăn chặn bị lây nhiễm virus thì trước hết và tốt hơn cả là sử dụng bao caosu.

Do đó, một số phòng khám tại Kenyra hiện nay sẽ chỉ cung cấp cho khách hàng một đợt PEP một năm. Họ lo rằng nếu họ cung cấp thuốc quá tự do, những người hành nghề mại dâm sẽ hoàn toàn không sử dụng bao caosu nữa. Tuy nhiên, điều này vẫn không khiến Pamela - cô gái 24 tuổi hành nghề mại dâm - không thể tìm thấy PEP.

"Tôi có quan hệ tình dục không an toàn vào một đêm khi tôi đã rất say và sáng hôm sau tôi đã không đi đến phòng khám mà tôi đã xin thuốc PEP đầu tiên... Tôi đã đi đến một phòng khám khác - nơi họ không có hồ sơ của tôi - và nói dối rằng tôi bị buộc phải quan hệ tình dục không được bảo vệ. Thế là tôi lại có thuốc" - Sheila tiết lộ. Nhưng Sheila thường xuyên không uống hết cả đợt thuốc vì các tác dụng phụ. "Bạn cảm thấy rất khó chịu, bị nôn mửa, chóng mặt, và nói chung cảm thấy ốm. Vì vậy, tôi đã ngừng không dùng hết thuốc", Sheila nói.

Bao cao su

Peter Godfrey-Faussett - Cố vấn khoa học cao cấp của UNAIDS - nói rằng cần tới thuốc kháng virus cho nhóm hành nghề mại dâm nhưng chỉ khi được sử dụng một cách đúng đắn. "Chúng tôi biết rằng mặc dù tỉ lệ sử dụng bao cao su khá cao trong cộng đồng những người hành nghề mại dâm, nhưng tỷ lệ bị lây nhiễm HIV vẫn rất cao, vì vậy chúng tôi cần có thêm các công cụ bổ sung với những gì đã có," ông Peter khẳng định.

Theo ông Peter,  sẽ tốt hơn cho những người hành nghề mại dâm nếu có một loại thuốc kháng virus được điều chế để dùng trước khi phơi nhiễm HIV - được gọi là Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Loại này được dùng hàng ngày và chứa ít các loại thuốc hơn PEP, vì vậy có tác dụng phụ ít hơn.

Nhưng ông Godfrey-Faussett nhấn mạnh rằng thuốc phải được sử dụng như một phần của một liệu pháp rộng lớn hơn, bao gồm cả xét nghiệm HIV thường xuyên để đảm bảo bệnh nhân dùng đúng thuốc. Hiện Kenya đã lên kế hoạch tiến hành một chương trình thí điểm với những người hành nghề mại dâm ở Kenya để xem liệu có thực tế không nếu để họ sử dụng PrEP như một lớp bảo vệ thêm nữa.

Tuy nhiên, điều đáng ngại ở đây là loại thuốc này không phải là rẻ. Tại Mỹ, PrEP giá khoảng 14.000USD/năm tính giá đầy đủ, tuy nhiên người có thu nhập thấp có thể được mua với giá rẻ hơn nhiều, hoặc thậm chí được cung cấp miễn phí. Ở các nước đang phát triển, nơi thuốc thuộc loại tương tự được sử dụng, chi phí có thể là khoảng 150USD/năm.

Ông Godfrey-Faussett nhấn mạnh rằng, loại phòng tránh giá rẻ nhất mà trong trường hợp này lại có tác dụng nhất chính là bao caosu. "Bao caosu là cách hiệu quả nhất trong việc phòng, chống HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Chứ PrEP không phải là một viên đạn bằng bạc có thể đột nhiên giải quyết tất cả những vấn đề khác" - ông Peter khẳng định. Tuy nhiên, để thay đổi cách suy nghĩ của những người hành nghề mại dâm ở Kenya hiện hay không phải việc dễ dàng, có thể thực hiện trong "một sớm một chiều".

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn