Vì sao không nên chọn phòng khách sạn ở cuối lang?
Chất lượng phòng không bằng các phòng thông thường
Có thể bạn không để ý nhưng các phòng ở cuối hành lang thường có một số vấn đề. Ví dụ, do vị trí đặc biệt nên thường có cửa sổ lệch tâm hoặc cửa số tương đối nhỏ, không gian tổng thể trong phòng không được thông thoáng, thoải mái như các phòng khác.
Có nhiều khách sạn có thiết kế không đồng bộ giữa các phòng. Họ lên thiết kế mặt sàn trước rồi mới tính toán vị trí, cấu trúc mỗi phòng. Các phòng tốt thường nằm ở giữa tầng, các phòng kém hơn sẽ ở cuối hành lang. Phòng cuối hàng lang có thể không có thiết kế tốt như các phòng khác. Điều này xảy ra khi không có đủ không gian hoặc dư thừa không gian so với thiết kế mặt sàn.
Tín hiệu wifi yếu
Các bộ phát sóng wifi của khác sạn thường được lắp đặt ở vách ngăn mỗi phòng. Về lý thuyết, tất cả các phòng đều sẽ có tín hiệu wifi tốt. Tuy nhiên, một số khách sạn chỉ đặt bộ phát sóng wifi tổng trên trần hành lang để tiết kiệm chi phí. Với cách này, các phòng ở cuối hành lang sẽ có tín hiệu wifi yếu hơn nhiều do khoảng cách với bộ phát wifi tương đối lớn.
Tốn công đi lại
Nhiều khách sạn hiện nay có cấu trúc thang máy và thang bộ nằm ở giữa khoảng giữa hành lang. Điều này sẽ khiến phòng ở cuối hành lang phải di chuyển nhiều hơn để đi tới thang máy, thang bộ.
Ít được dọn dẹp
Trừ khi vào mùa cao điểm, khách sạn kín phòng. Còn vào các khoảng thời gian khác, các phòng cuối cùng sẽ ít được sử dụng hơn. Do đó, việc dọn dẹp cũng không được diễn ra thường xuyên như các phòng ở đầu và ở giữa.
Yếu tố phong thủy
Một số người cho rằng không nên chọn phòng ở cuối hành lang, đặc biệt là những căn phòng có lối đi đâm thẳng vào cửa. Theo phong thủy, người ta tin rằng vị trí cuối hành lang tập trung nhiều nguồn năng lượng xấu, không tốt cho sức khỏe. Hành lang dài chạy thẳng giống như mũi tên đâm vào cửa phòng, không đem lại điều tốt lành.
Một số lưu ý khác khi thuê phòng khách sạn
Gõ cửa 3 lần trước khi vào phòng
Trước khi vào phòng, bạn nên gõ cửa 3 lần. Sau đó đứng lệch sang bên trái cửa khoảng 1m nếu là nam giới gõ cửa, đứng qua bên phải lệch của khoảng 1m nếu là nữ giới gõ cửa.
Đây là một kinh nghiệm dân gian khi đi thuê phòng. Từ lâu người ta đã kiêng không bước vào phòng lạ ngay khi đến nơi vì căn phòng cho thuê gần như là căn phòng vô chủ nên âm khí nặng. Khi đến nơi, gõ cửa để đánh động rằng có người sắp đến. Mở cửa và đứng sang một bên để "tiễn" âm khí ra ngoài. Như vậy căn phòng chỉ còn vượng khí.
Trên thực tế, gõ cửa phòng để đề phòng trường hợp có khách hoặc nhân viên đang ở trong phòng. Mặc dù các phòng đều được dọn dẹp, đảm bảo phòng trống trước khi khách đến nhận phòng. Tuy nhiên, không thể tránh trường hợp có sự nhầm lẫn xảy ra. Việc gõ cửa sẽ giúp người trong phòng (nếu có) chuẩn bị sẵn sàng cho việc có người chuẩn bị mở cửa.
Không để giường trống
Đây là một kinh nghiệm dân gian được một số người truyền tai nhau. Nếu bạn ở một mình trong căn phòng có hai giường thì nên đặt một đồ vật cá nhân nào đó lên chiếc giường còn lại. Nhiều người tin rằng là cách thể hiện chủ quyền để không bị thế lực khác chiếm chỗ.