Vì sao nói: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc?", chỉ một thói quen khiến phúc phận tiêu tán

( PHUNUTODAY ) - Theo người xưa, thói quen rung chân làm ảnh hưởng đến phúc khí, may mắn của một người. Vì vậy, nếu ai mắc thói quen này thì nên dừng lại.

Mỗi người trong chúng ta đều có cử chỉ, tính cách, hành vi khác nhau. Mỗi dáng đi, dáng đứng đều thể hiện đặc trưng tính cách riêng. Chính vì vậy, dựa vào thói quen ăn uống, làm việc, hành động đều tiết lộ những điều thú vị về người đó.

Những thói quen sống không chỉ tiết lộ nội tâm tính cách mà còn phản ánh sức khỏe, vận khí của từng người. Các cụ xưa có câu: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc", câu này thực sự có ý nghĩa như thế nào?

Rung chân dưới góc nhìn Nhân tướng học

Thực tế, câu nói: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” nói đến những người có thói quen rung chân. Đàn ông hay phụ nữ có thói quen này đều không tốt. Đàn ông thường xuyên rung chân thường không tụ tài trong khi phụ nữ thường xuyên rung chân thì cuộc sống lận đận, nghèo khổ. Tuy

Có thể nói, các cụ thời xưa ấn định nhiều quy tắc về những cử chỉ, hành vi ngày thường như cách ngồi ăn, cách đi đứng. Người xưa quan niệm, khi ăn cơm thì bàn tay phải nâng bát cơm lên. Cách ăn cơm như thế vừa tránh rơi đồ ăn, vừa lịch sự và thể hiện được ý tứ.

1

Nếu bàn tay khi ăn mà không cầm bát cơm lên sẽ “nghèo khó” cả đời. Việc này cũng tương tự với việc phải để đồ ăn theo miệng chứ không thể để miệng chạy theo đồ ăn, khiến đầu phải chúc xuống. Theo quan điểm này, sự no đủ sẽ đi theo mình chứ không phải là mình đi theo nó.

Khi nói về thói quen rung đùi và rung chân, xét theo góc nhìn của Nhân tướng học thì rung chân là một biểu hiện của tướng phá tài. Người xưa nhận định “Nam rung chân thì cùng cực, nữ rung chân thì hèn hạ”, điều này có đúng hay quá khắt khe hay không?

Theo nhân tướng học, những người có thói quen khi đi thì đung đưa còn ngồi xuống là rung chân rung đùi, điều này cho thấy người này có nội thâm ở trạng thái không yên. Chưa kể, việc rung chân còn là biểu hiện cho thấy sự bất cần, không có chí hướng. Người có thói quen rung chân sẽ dễ bằng lòng với cuộc sống, dễ thỏa mãn với kết quả mà bản thân đạt được dù chưa có thành tựu gì. Bởi bản tính dễ thỏa mãn và coi trọng vật chất hơn tinh thần, những người có thói quen này sẽ thích được tâng bốc, nịnh hót và khen ngợi, từ đó hình thành thói quen ảo tưởng, hư vinh.

2

Bên cạnh đó, người có thói quen rung chân còn là người sống ích kỷ. Họ thường chỉ toan tính để có lợi cho mình dù không hại đến người khác. Trong một khía cạnh khác, đôi khi rung chân xuất hiện còn do năng lực yếu kém, thiếu tự tin trong giao tiếp và ứng xử. Hiện tượng rung chân xuất hiện như một cách để họ tự an ủi và gia tăng động lực, sự tự tin cho bản thân.

Người có thói quen rung chân sẽ dễ bằng lòng với cuộc sống, dễ thỏa mãn với kết quả mà bản thân đạt được dù chưa có thành tựu gì. Ảnh: minh họaCũng theo nhân tướng học, những người có thói quen rung chân còn khao khát được người khác thấu hiểu, ít khi có tư tưởng hãm hại người khác. Cũng như câu nói: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”, cây cối rung sẽ dễ bị bật gốc. Người muốn tụ được tài lâu dài cần phải có tư thế vững chắc, ổn định.

Rung chân dưới góc nhìn khoa học

Dưới góc nhìn khoa học, nhiều người có thói quen rung chân. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh. Nhiều khi, rung chân chỉ là phản xạ bình thường của cơ thể. Đây là hành động khi cơ thể bị thay đổi cảm xúc mạnh đột ngột như bồn chồn, lo lắng, bất an. Hoặc khi họ quá tập trung, quá căng thẳng để giải phóng năng lượng thần kinh cũng dẫn tới hành động rung chân, rung đùi.

Ngoài ra, rung chân có thể là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe đang có vấn đề. Ví dụ, khi cảm thấy mệt mỏi, hạ đường huyết đột ngột hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước tăng lực,... nhiều người sẽ rung chân, rung đùi; hoặc đơn giản là rung chân khi đứng ngoài trời lạnh để làm ấm cơ thể.

Nhiều chuyên gia sức khỏe khẳng định, rung chân còn là bệnh lý của một hội chứng có tên là “Hội chứng chân không yên”. Đây là một dạng rối loạn thần kinh, gây ra những cơn run đột ngột không thể kiểm soát được hoặc khiến người bệnh phải rung chân liên tục. Nguyên nhân bởi, hội chứng này sẽ gây ra cảm giác tê rần, khó chịu như bị kiến bò. Những ai lâu ngày không hoạt động sẽ xuất hiện triệu chứng này, và thường xuất hiện nhiều vào buổi tối.

3

Chưa kể, rung chân còn là biểu hiện của một số bệnh lý trầm trọng hơn. Điển hình như chứng tự kỷ, tăng động kém tập trung, tác dụng phụ của các bệnh về tuyến giáp, rối loạn cơ, tổn thương tiểu não...

Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản rằng, rung chân bệnh lý hay rung chân để giải tỏa căng thẳng sẽ khác hoàn toàn với thói quen rung chân thường xuyên. Vì thế, bạn nên hình thành thói quen tốt cho mình để bảo vệ sức khỏe.

Không biết những cử chỉ, hành vi này có ảnh hưởng đến vận khí, tiền bạc của bạn hay không; tuy nhiên thói quen tốt sẽ giúp bạn được mọi người yêu quý, tôn trọng và đánh giá cao khi tiếp xúc. Bởi khi giao tiếp với người khác, rung chân là một hành động được nhiều người đánh giá là “vô duyên”, không tôn trọng người khác, gây mất điểm trước mắt mọi người.

Theo:  xevathethao.vn copy link