Vương Chiêu Quân: Mỹ nhân 17 tuổi sống với ông vua già

18:45, Thứ ba 21/01/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo phong tục Hung Nô, sau khi vua chết, toàn bộ giang sơn của cải, kể cả người vợ đều do Đan Vu con kế thừa, dù là bậc vương phi tôn quý như Vương Chiêu Quân cũng không thể miễn trừ. Chiêu Quân lại phải hầu hạ tiếp vua mới Hung Nô, tức con trai cả của Hồ Hàn Tà là Phục Chu Luy Nhược Đế.

Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Vương Chiêu Quân còn có tên là Vương Tường, là con gái của Vương Nhượng người nước Tề. Vương Chiêu Quân sống cách đây hơn 2.000 năm, thời vua Hán Nguyên đế (năm 49 - 33 TCN).

Năm 17 tuổi nàng được tuyển vào hậu cung của Hán Nguyên Đế Lưu Thức, làm đãi chiêu cung nữ chốn thâm cung. Do không chịu hối lộ họa sĩ cung đình Mao Diên Thọ, đằng đẵng ba năm sống giữa hậu cung mà nàng vẫn chưa một lần được Nguyên Đế sủng hạnh. Về sau, khi vua Hung Nô đến Bắc Kinh để xin cầu hòa kết thân, Hán Nguyên Đế đã hạ dụ xuống hậu cung trưng tuyển cung nữ tự nguyện dâng mình hòa thần (làm vợ vua Hung Nô).

Vương Chiêu Quân đã "thản nhiên đứng ra" nhận lấy sứ mạng này. Khi gặp Chiêu Quân, Nguyên Đế đã sững sờ trước bậc giai nhân dung nhan như tiên, hậu cung đệ nhất này. Cộng thêm tài đối đáp chừng mực, cử chỉ cao nhã của nàng, càng khiến nhà vua tiếc ngẩn ngơ, nhưng hiềm nỗi danh tính đã định, không thể đổi thay. Trong nỗi tức giận, Nguyên Đế đã đem chém đầu bêu chợ tên họa sĩ Mao Diên Thọ để xả hận.

Từ đó, Vương Chiêu Quân lấy chồng Hung Nô, sống nơi nước Hồ xa xôi, tạo nên giai thoại thiên cổ. Thi thánh thời Đường Đỗ Phủ từng có thơ: "...Thiên tải tỳ bà tác hồ ngữ; Phân minh oán hận khúc trung luận". (Dịch thơ: Muôn thưở tỳ bà lưu điệu rợ. Khúc đàn ai oán mạch sầu tuôn) để nói về nỗi niềm xa xứ của Minh Phi Vương Chiêu Quân.

Nàng phải làm quen với một môi trường sống mới và gặp nhiều bất đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa. Xung quanh không bạn bè nên cuộc sống của Chiêu Quân là 4 bức tường, chờ trời tối để hầu hạ vua Hung Nô.

Vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà đã già. Tuy Hồ Hàn Tà rất si mê Chiêu Quân và chiều chuộng nàng đủ điều nhưng về cơ bản thì hai người không hòa hợp chuyện vợ chồng. Trước hết, Hồ Hàn Tà quá già nên phong độ không thể bằng với trai tráng được. Hơn nữa, người Hung Nô do điều kiện ở phương bắc quen sống du mục, chăn nuôi nên người không được thơm tho cho lắm. Sau bao năm sống tại xứ người, nàng nghiễm nhiên trở thành một thành viên Hung Nô.

Do tuổi già sức yếu mà lại cố hết mình nên chỉ 2 năm, Hồ Hàn Tà đã qua đời (năm 31 trước CN). Trong 2 năm làm vợ của Hồ Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh cho vua Hung Nô hai đứa con. Hồ Hàn Tà qua đời nhưng Chiêu Quân không được làm thái hậu Hung Nô và cũng không được trở lại quê nhà. Theo phong tục Hung Nô, sau khi vua chết, toàn bộ giang sơn của cải, kể cả người vợ đều do Đan Vu con kế thừa, dù là bậc vương phi tôn quý như Vương Chiêu Quân cũng không thể miễn trừ. Chiêu Quân lại phải hầu hạ tiếp vua mới Hung Nô, tức con trai cả của Hồ Hàn Tà là Phục Chu Luy Nhược Đế. Ngay khi Hô Hàn Tà còn sống, Phục Chu Luy Nhược Đế đã say mê Chiêu Quân. Do vậy, khi vua cha mất thì y đã cưới ngay Chiêu Quân. Theo quan điểm luân lý Trung Hoa khi đó, điều ấy đích thực là hành vi loạn luân.

Một người con gái coi trọng tiết tháo và tự cao như Chiêu Quân phải làm điều trái luân thường như thế thì khó có thể nói là hạnh phúc. Nhưng vì quan hệ hai quốc gia, nàng đành chấp nhận. Dù được vua Hung Nô rất mực sủng ái nhưng nàng chẳng bao giờ cười và điều đó càng làm vua Hung Nô thèm khát chinh phục. Với vua mới Hung Nô, Chiêu Quân cũng sinh được hai đứa con gái và nàng sống lặng lẽ trên đất khách cho đến khi qua đời.

Có ý kiến cho rằng Chiêu Quân tự sát. Tuy không rõ Chiêu Quân qua đời năm bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn không có chuyện nàng tự sát để khỏi phải lấy chúa Hung Nô. Chuyện nàng tự tử chẳng qua xuất phát từ thành kiến của người Hán xem các dân tộc như Hung Nô là man di mọi rợ, việc một nhan sắc tuyệt thế người Hán phải làm vợ Hung Nô là “vấy bẩn danh tiết” nên mới “bắt” nàng phải chết.

Vì có nhiều cách kể về cái chết của Chiêu Quân nên hiện có nhiều ngôi mộ được cho là của nàng. Ngay trong đất Mông Cổ đã có hai “mộ Chiêu Quân”, cả hai đều cỏ xanh ngăn ngắt nên gọi là “thanh trủng” (mồ xanh). Ở tỉnh Tuy Viễn của Trung Quốc, nơi giáp biên giới Mông Cổ, được cho là nơi Chiêu Quân tự tử, cũng có ngôi mộ của Chiêu Quân và hai thị nữ cùng quyên sinh với nàng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: