Công chúa hiếu dâm nhất Trung Quốc

18:45, Thứ bảy 04/01/2014

( PHUNUTODAY ) - Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc thật xứng với danh xưng “đệ nhất háo dâm” trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc là con gái của Nam Tống Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn. Mẹ nàng là Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên – người đã hạ sinh cho Hiếu Vũ đế hai trai, bốn gái, gồm: Phế đế Lưu Tử Nghiệp, Dự Chương vương Lưu Tử Thượng, Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc, Lâm Hoài Khang Ai công chúa Lưu Sở Bội, Hoàng nữ Lưu Sở Tú và Khang Lạc công chúa Lưu Tu Minh. Những người con của Văn Mục hoàng hậu đều sở hữu dung mạo anh tú hoặc xinh đẹp mỹ miều. Trong số bốn nàng công chúa cùng mẹ sinh ra, Lưu Sở Ngọc tức Sơn Âm công chúa chính là người nổi trội hơn cả. Tuy nhiên, thói lẳng lơ của nàng lại thuộc hàng “Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” (ý chỉ người trước, kẻ sau không ai bằng).

Ảnh minh họa.

Năm thứ 8 Đại Minh, tức tháng 5 năm 464, em trai của Sơn Âm công chúa là Lưu Tử Nghiệp chính thức kế vị ngôi vương khi tròn 16 tuổi với tên gọi chính thức theo sử sách là Tiền Phế đế. Ngay từ khi lên ngôi, vị đế vương này đã lừng lẫy thiên hạ bởi hai đặc tính: loạn luân và tàn bạo. Lưu Tử Nghiệp không những tổ chức những đợt tuyển chọn mỹ nữ rầm rộ trong thiên hạ, mà thậm chí còn ngang nhiên thông dâm với cô ruột lẫn chị ruột của mình, tức Tân Thái công chúa và Sơn Âm công chúa.

Xét theo huyết thống, Tân Thái công chúa là cô ruột của Lưu Tử Nghiệp, đã kết hôn cùng tướng quân Hà Mại. Để chiếm đoạt cô mình, Lưu Tử Nghiệp mời công chúa vào cung rồi giữ rịt bên mình, ngày đêm hưởng lạc. Tới khi đức phu quân của Tân Thái công chúa là tướng Hà Mại vào cung tính chuyện phải trái để đòi vợ, vị vua bạo tàn đã vội bức tử một cung nữ, cho vào quan tài mang trả cho dượng, rồi loan tin Tân Thái công chúa đã yên giấc ngàn thu vì cảm mạo. Nổi giận đùng đùng, Hà Mại bèn lập mưu tạo phản, nhưng bất thành, cả nhà bị giết dưới tay Lưu Tử Nghiệp. Từ đó, Tân Thái công chúa đổi tên thành Tạ thị, lưu lại chốn thâm cung. Thậm chí, tên vua loạn luân còn ngang ngược phong nàng làm hoàng hậu. Đáp lại, Tân Thái một mực khước từ. Lưu Tử Nghiệp lại cải phong cho nàng là Lộ thị.

Trái ngược với thái độ lạnh nhạt của Tân Thái công chúa, người chị ruột – tức Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc - lại tỏ rõ thái độ “chí đồng đạo hợp” với em trai mình. Theo ghi chép của sử sách, vốn bản tính ham mê dục vọng, coi khinh luân thường đạo lý, nàng ta thường chủ động vào cung, cùng ăn cùng ngủ với Lưu Tử Nghiệp. Vẻ quấn quýt như đôi sam của chị em họ chẳng khác nào cặp phu thê đang mặn nồng tình ái. Trong vòng tay của chị gái, Lưu Tử Nghiệp càng trở nên u mê, nghe theo mọi lời xúi bẩy của chị mà làm càn.

Để được thỏa thuê tận hưởng những tháng ngày chung đụng chăn gối, Sơn Âm công chúa bèn lập mưu tính kế cùng Lưu Tử Nghiệp ra tay sát hại chồng mình. Thậm chí, nàng ta viện cớ em trai “năm thê, bảy thiếp”, cung tần mỹ nữ đầy cứng chật cung, cũng ngang ngược đòi hỏi có nhiều mỹ nam để thỏa mãn dục vọng. Sử sách chép rằng, vào một ngày, Sơn Âm công chúa trông thấy mỹ nữ hàng đàn dập dìu trong cung, bèn nảy sinh lòng đố kỵ mà than vãn với Lưu Tử Nghiệp: “Ta và hoàng thượng, dù nam nữ phân biệt, nhưng đều là cốt nhục của Tiên hoàng, nên đều như nhau. Nhưng ngài thì tam cung lục viện, giai lệ cả chục ngàn người, còn ta chẳng qua chỉ là sống kiếp phục tùng một vị phò mã. Sao sự đời lại bất công tới vậy!”

Lưu Tử Nghiệp dù không màng chính sự, nhưng lại đặc biệt có đầu óc tinh nhanh trong chuyện này, bèn truyền lệnh tuyển chọn 30 mỹ nam mặt mày anh tú. Tất thảy bọn họ đều được tiến vào phủ công chúa, trở thành vật sở hữu riêng của người đàn bà háo sắc vô độ - Lưu Sở Ngọc. Khi đã ngập ngụa trong dục vọng với những mỹ nam còn bừng bừng thanh xuân, Sơn Âm công chúa lại nổi lòng tham, bắt đầu tìm kiếm những chàng trai đã tới độ chín về tuổi tác lẫn dục vọng.

Triều đình Nam Tống thời bấy giờ có hai đại mỹ nam nổi danh khắp chốn. Vị đầu tiên chính là Hà Tập – đức lang quân của Sơn Âm công chúa. Vị còn lại là Trử Uyên, đã yên bề gia thất cùng Nam Quận công chúa. Trử Uyên tự Ngạn Hồi. Xét theo vai vế dòng tộc, bởi Nam Quận công chúa là cô ruột của Lưu Sở Ngọc, nên đại mỹ nam này chính là chú dượng của nàng ta. Trử Uyên vốn phong độ ngời ngời, tuấn mỹ phi phàm, đường hoàng bệ vệ, phóng khoáng độ lượng, lại chín chắn hơn người. Vốn tính dâm dục, Sơn Âm công chúa lại lần nữa bất chấp luân thường đạo lý, lập mưu tính kế chiếm giữ trái tim chú dượng.  

Nàng yêu cầu hoàng đế để mình và Trử Uyên được vui vẻ bên nhau vài ngày. Hiểu rõ Trử Uyên là người đường hoàng, Lưu Tử Nghiệp không dám ngang nhiên ép buộc, mà chỉ hạ lệnh triệu Trử Uyên vào phủ công chúa, còn hậu sự ra sao, đều do một tay chị mình lo liệu. Sơn Âm công chúa như được hồi sinh, ngày ngày chải chuốt là lượt, cốt để ve vãn Trử Uyên. Nhưng hơn chục ngày trời, đại mỹ nam vẫn trơ trơ như đá, không hề xiêu lòng trước nhan sắc khuynh quốc khuynh thành của cô cháu vợ.

Trong lòng hoang mang lo lắng, Sơn Âm lại tìm trăm phương ngàn kế dụ dỗ, thu phục lòng chàng, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng được gì, bèn buông lời thô tục trách mắng. Trử Uyên thẳng thắn đối đáp: “Nàng đường đường mang phận công chúa, xét theo phép nước, ta không thể loạn hành, nhưng nàng năm lần bảy lượt ép bức, ta chỉ còn nước tự sát cho xong”. Sự việc đã tới nước này, Sơn Âm công chúa đành phải rút lui, ngậm ngùi đồng ý cho Trử Uyên rời khỏi phủ mình...

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: