Vào mùa đông, nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào các dòng sản phẩm nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.
Một số “bệnh” thường gặp trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh:
1. Thanh nhiệt của bình nóng lạnh bị đóng cặn
Thanh nhiệt bị đóng cặn sẽ khiến cho việc làm nóng trở nên lâu hơn bình thường, hoặc có hiện tượng rò rỉ điện trong quá trình sử dụng.
Về nguyên nhân của vấn đề, ta có thể lý giải bằng một vài nguyên nhân để quý vị nên tránh trong quá trình sử dụng và bao duong binh nong lanh.
Hoạt động của bình nóng lạnh sẽ là bình thường khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Trong quá trình sử dụng, thanh điện trở dùng lâu ngày có hiện tượng không làm nóng được nước, nhiệt độ thanh càng phải tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nở gây nứt vỡ lớp cặn bám, đồng thời làm nứt vỏ cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước. Một nguyên nhân khác có thể là do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nước.
2. Quá tải do để bình 24/24
Trong bình nóng lạnh có bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.
Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện này nên có thể yên tâm cắm điện suốt 24/24. Thực ra đây chính là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cách điện, bị hỏng do phải hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này còn góp phần làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình.
Hãy kiểm tra ngay bình nóng lạnh của gia đình xem có trục trặc gì hay không... |
3. Hỏng gioăng
Ngoài nguyên nhân do vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn có thể xảy ra dogioăng cao su cách điện nối giữa dây may so, do gioang cũ cao su của gioang thoái hóa đọ bền cơ kém nước trong bình bi rò nước ra vỏ bình dãn đến bị chập điện. Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng rất dễ hỏng và mất chức năng cách điện trong trường hợp mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.
Một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ role kép gồm hai role: Role để đo nhiệt độ nước và tự động bật tắt điện khi role bị hỏng hoặc khi nước nóng quá mức cho phép. Tuy nhiên, role này cũng không thể đảm bảo cho người sử dụng hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ bị điện giật.
Sử dụng bình nóng lạnh an toàn, tiết kiệm điện
1. Mua bình nóng lạnh uy tín
Bạn nên chú ý chọn các sản phẩm hiện đã và đang có thương hiệu uy tín trên thị trường, không nên tham rẻ để mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bởi việc sử dụng một máy nước nóng kém chất lượng không chỉ khiến bạn tốn tiền điện mà còn tiềm ẩn các nguy cơ an toàn sử dụng. Bên cạnh đó, cũng lần lưu ý đến chế độ và thời gian bảo hành của sản phẩm.
2. Chọn bình nóng lạnh có công suất phù hợp
Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình ít người, bạn nên chọn bình dung tích nhỏ (10, 15, 30 lít), công suất từ 1.500 W đến 2.500 W hoặc 3.000 - 5.000 W. Loại bình 50-150 lít phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người.
3. Tìm hiểu tính năng bình nóng lạnh
Bên cạnh câu chuyện về nguồn gốc bảo hành, bạn cũng nên tìm hiểu một số tính năng "cần có” trên bình nóng lạnh hiện nay như tính năng chống bỏng, chống giật hay công nghệ tiết kiệm điện. Hệ thống chống giật (ELCB) có thể nằm trong máy hoặc phía ngoài, nối với nguồn điện giúp máy tự ngắt nguồn khi có hiện tượng rò rỉ hoặc có xung điện.
4. Lưu ý khi lắp đặt
Theo các chuyên gia sửa máy nước nóng, cần treo máy nước nóng cố định trên tường, cách sàn nhà tắm 1,5m và cách bồn tắm từ 2m trở lên. Đặc biệt, với loại máy nước nóng trực tiếp, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (còn gọi là dây "mát”), dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò, nhất thiết phải nối đất cho thiết bị. Điều này thường hay bị bỏ qua hoặc làm ẩu, vì vậy khi lắp đặt, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đồng thời kiểm tra lại bộ phận này.
5. Sử dụng đúng cách và thường xuyên kiểm tra
Để tránh lãng phí, bạn chỉ nên bật 10-15 phút trước khi tắm. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, bạn cần phải ngắt điện trước khi tắm. Nếu trong nhà có trẻ em, chú ý không đặt nhiệt độ của bình quá cao và công tắc lắp đặt cũng nên ở ngoài tầm với của trẻ.
Ngoài ra, bạn phải thường xuyên bảo trì bình nóng lạnh, thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quệt vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt nguồn và gọi thợ sửa máy nước nóng tại nhà có kinh nghiệm đến để kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khắc phục lỗi nhằm hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra.
Tuyệt chiêu mua vé máy bay về quê ăn Tết rẻ hơn cả triệu (Xã hội) - (Phunutoday) - Với cách bay vòng ra nước ngoài, bạn có thể tiết kiệm được cả triệu đồng cho chi phí mua vé máy bay về quên ăn Tết. |