Cảnh báo tử vong do truyền dịch, truyền nước tùy tiện

13:51, Thứ ba 14/06/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Do thiếu hiểu biết mà không ít trường hợp lạm dụng truyền dịch, truyền nước gây hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong…

Gần đây, vụ việc nữ sinh tử vong sau truyền nước ở phòng khám Đa khoa Thành Mỹ,  Q. Tân Phú, TP HCM đang gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, vào ngày 12-6 tại phường Tân Phú, TP.HCM, em T.T.T.U (SN 1996) do mệt mỏi nên đã được phụ huynh chở đến một phòng khám gần nhà để kiểm tra sức khỏe. Tại phòng khám này, nhân viên y tế chỉ nhìn qua loa rồi truyền nước luôn cho bệnh nhân. Chỉ sau ít phút, em U có biểu hiện co giật, sau đó tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đây không phải là trường hợp tử vong duy nhất do laojn dụng truyền nước, truyền dịch.

Mô tả ảnh.
Tử vong do truyền dịch, truyền nước tùy tiện. (Ảnh minh hoạ)

Trước đó, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định tước giấy phép của một đại lý thuốc tư nhân tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Nguyên nhân là em Y.D (11 tuổi) khi bị sốt, nôn đã được gia đình đưa đến đại lý này để mua thuốc uống.

Tại đây, em đã được truyền dịch và bất ngờ tử vong trong lúc đang truyền do phù phổi cấp, suy hô hấp. Cách đây không lâu,  chị H.T.Y (SN  1991) quê ở An Lão, Hải Phòng cũng đã mất mạng khi đến nhà riêng của một y tá xin truyền dịch.

Còn tại TP Vinh (Nghệ An), bệnh nhân N.T.H.N (23 tuổi) đã tử vong sau 50 ngày cấp cứu tại bệnh viện. Trước đó, bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm và được gia đình đưa đến chữa trị tại nhà một y tá về hưu. Sau 9 ngày được y tá truyền nước pha lẫn kháng sinh, chị N không những không khỏe lên mà ngày càng yếu đi.

Khi chị N kiệt sức không đi được, gia đình đã đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng do bị truyền quá nhiều nước pha kháng sinh không đúng với bệnh lý nên chị N đã bị nhiễm độc trong máu, không qua khỏi…

Để tránh hậu quả đáng tiếc như những trường hợp trên, hãy cùng tham khảo những điều cần biết về truyền dịch, truyền nước cũng như hậu quả của việc lạm dụng truyền dịch, truyền nước đối với sức khỏe.

Không phải ai bị ốm cũng cần truyền dịch

Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay tại nhà.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, truyền dịch tốt nhất được chỉ định cho 3 trường hợp sau:

- Thứ nhất là những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Khi đó, truyền dịch để bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.

- Trường hợp thứ hai là truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.

- Mục đích thứ ba của truyền dịch là truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu… được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu…

Biến chứng của truyền dịch

Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến do truyền dịch rất trầm trọng xảy ra.

- Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

- Nhiễm trùng máu.

- Rối loạn điện giải: Khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến người bệnh mệt ỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.

- Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hoá khiến thức ăn được hấp thụ kém.

- Phù toàn thân, tràn dịch mảng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí gây tử vong.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực…

Cách tốt nhất để tránh những tai biến do truyền dịch là chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch ví dụ như chỉ truyền “nước biển” để hạ sốt, truyền đạm “hoa quả” (dịch truyền cung cấp một số loại vitamin) để cho khỏe hơn bởi vì trong nhiều trường hợp, những rủi ro đã xảy ra.

Hãi hùng lời khai của người mẹ vứt con gái 3 tuổi vào bụi rậm
Hãi hùng lời khai của người mẹ vứt con gái 3 tuổi vào bụi rậm
(Xã hội) - (Phunutoday) - Quá trình lấy lời khai ban đầu, chị T. không hề bày tỏ một cảm xúc nào đau xót hay khóc lóc trước việc xảy ra với con của mình.
Người yêu cũ bật nhạc đám ma và rải vàng mã trong đám cưới
Người yêu cũ bật nhạc đám ma và rải vàng mã trong đám cưới
(Xã hội) - (Phunutoday) - Với tiếng khóc lóc hòa tiếng nhạc đám ma và vàng mã rải trắng đường ngay tại lễ cưới, đoạn clip khiến cộng đồng mạng không khỏi rùng mình.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Explus. Thái