Xây nhà không sợ rồng xanh, chỉ sợ hổ trắng nhìn lên, không tránh con cháu 3 đời nghèo

11:03, Chủ nhật 18/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Xây nhà lấy Bạch Hổ che Rồng Xanh là một trong những điều cấm kỵ của người xưa vì đây gọi là thế xấu, ảnh hưởng không tốt tới gia chủ, khiến họ khó khăn trong làm ăn, dễ rơi vào nghèo khó.

Câu nói này chứa đựng một thông điệp sâu sắc về việc bố trí, xây dựng nhà ở trong làng quê truyền thống, nhưng cũng thể hiện một phần tư duy tâm linh của người xưa trong việc bảo vệ cuộc sống an cư lạc nghiệp.

Xây nhà không sợ rồng xanh, chỉ sợ hổ trắng nhìn lên

Xây nhà không sợ rồng xanh, chỉ sợ hổ trắng nhìn lên

Trong phong thủy, hướng nhà và vị trí của các ngôi nhà lân cận có tầm quan trọng đặc biệt. "Rồng xanh" (Thanh Long) thường được tượng trưng cho phía Đông, trong khi "Hổ trắng" (Bạch Hổ) đại diện cho phía Tây. Theo quan niệm, nếu phía Đông (Thanh Long) cao hơn phía Tây (Bạch Hổ), gia chủ sẽ gặp may mắn và tài lộc. Ngược lại, nếu phía Tây cao hơn, điều này được coi là điềm xấu, có thể mang lại tai ương cho gia đình.

Sự phân chia này xuất phát từ quan niệm ngũ hành trong phong thủy, với nguyên tắc cơ bản là "Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ" (trái là rồng xanh, phải là hổ trắng). Câu nói "Không sợ rồng xanh, chỉ sợ hổ trắng nhìn lên" nhấn mạnh rằng việc nhà bên phải (phía Tây) cao hơn nhà bên trái (phía Đông) có thể gây ra những vấn đề không tốt cho phong thủy của gia đình, dẫn đến những sự không may mắn.

Xây nhà Bạch Hổ để che Rồng Xanh là gì?

Từ thời xa xưa, ở các làng quê cổ, việc xây dựng một ngôi nhà không phải là điều dễ dàng. Thế nên từng việc nhỏ trong quá trình xây dựng nhà cửa là việc hết sức thận trọng.

Bên cạnh việc xem xét hình dáng ngôi nhà họ còn đánh giá thêm các yếu tố liên quan, dù là địa hình hay hình dáng ngôi nhà đều phải lựa chọn rất kỹ càng. Có khá nhiều việc cần làm trước khi xây nhà, bao gồm là phải tìm chỗ tốt, rồi ngày tốt lành trước khi khởi công xây dựng, bởi người xưa rất chú trọng đến phong thủy, và phong tục này đến nay vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.

Có một sự khác biệt lớn giữa thiên văn học cổ đại và thiên văn học mà chúng ta học ngày nay. Vào thời cổ đại, không có thuật ngữ của chiêm tinh học, người ta sử dụng thuật ngữ "hai mươi tám chòm sao".

Trong đó Thanh Long và Bạch Hổ thuộc về hai hướng trong số các thiên văn học. Thanh Long và Bạch Hổ là hai trong số những linh vật thiêng liêng trong tứ tượng và thiên văn học của Trung Quốc. Đây cũng là tên gọi của 2 vị trí cực kỳ quan trong trong ngôi nhà.

Thanh Long đại diện cho yếu tố Mộc, hướng Đông và mùa xuân.

Thanh Long đại diện cho yếu tố Mộc, hướng Đông và mùa xuân.

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng, có màu xanh. 

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng. Bạch Hổ có bộ lông trắng ánh kim cùng ánh sáng rực rỡ, xuất hiện bên cạnh Thanh Long để hàng phục yêu ma quỷ quái. Thần thú có nhiệm vụ trấn giữ phía Tây, mang lại bình yên cho nhân dân. Bạch Hổ đại diện cho yếu tố Kim, hướng Tây và mùa thu.

Xây nhà Bạch Hổ che Rồng Xanh nghĩa là thế nhà có hổ trắng che được rồng xanh thì tức là phía Tây thấp hơn phía Đông. Trong phong thủy thì đây được xem là ngôi nhà có địa thế xấu, rất bất lợi cho gia chủ. Đối với người xưa khi xây nhà phía Đông có thể cao hơn, nhưng phía Tây phải thấp hơn phía Đông mới đúng tiêu chuẩn.

Lý do:

Về địa vị: Bạch Hổ thấp hơn Thanh Long vì rồng xanh thường bay trên trời, hổ trắng lại thích ở mặt đất nên địa hình đối diện với rồng xanh phải cao hơn địa hình của hổ trắng. Hổ trắng bản tính vui vẻ, hổ trắng trầm tính và thích nằm đất nên không phù hợp ở địa vị cao, do đó cao nên ở phía Đông và thấp ở phía Tây.

Về sự cân đối: Thanh Long tạo ra cuộc sống tốt đẹp, may mắn còn Bạch Hổ lại giúp duy trì và bảo vệ những thứ này. Bạch Hổ nằm bên phải ngôi nhà phải thấp hơn đồi Thanh Long vì người ta tin rằng Bạch Hổ cao hơn, khí thế mạnh hơn sẽ lấn át Thanh Long mất sự cân đối trong bố cục phong thủy, dễ gây hại cho những người trong gia đình.

Khi chọn địa điểm làm nhà, người xưa còn tin rằng “không sợ rồng xanh cao vạn thước thì sợ hổ trắng ngóc đầu”, phía Đông có thể cao hơn, nhưng phía Tây phải thấp hơn phía Đông, có thể vượt ra ngoài phía Đông.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc