Chườm lạnh
Nguyên lý gặp lạnh co lại nên chườm đá giúp làm giảm hoạt động của dây thần kinh khu vực chườm. Hãy bọc vài viên đá lạnh vào khăn mỏng rồi chườm nhẹ nhàng quanh các vết bầm tím chúng sẽ giúp bạn giảm đau và nhanh tan vết bầm tím. Tuy nhiên chườm đá chỉ áp dụng khi bạn khỏe mạnh, đang không rơi vào tình trạng sốt.
Lăn trứng gà nóng
Trứng gà luộc chín bóc vỏ và lăn qua lăn lại tại vết bầm tím là cách dân gian mách bạn để chườm lên các vết thương. Bạn cứ lăn như vậy ngày vài lần, mỗi lần khoảng 15 phút sẽ giúp vết thương nhanh trở lại bình thường.
Rau mùi ngò
Rau mùi, người miền Nam gọi là rau ngò ngoài công dụng giúp thải loại kim loại nặng còn có công dụng kháng viêm kháng khuẩn rất tốt. Giã nát rau mùi sau đó đắp lên vết thương sẽ giúp vết thương nhanh giảm sưng và tan máu. Tuy nhiên bạn chỉ áp dụng cho các vết thương không bị trầy xước.
Xoa bóp bằng nước tỏi
Tỏi có các kháng sinh tự nhiên và có khả năng kích thích rất tốt cho lưu thông máu. Bạn hãy giã và lấy nước tỏi xoa lên vùng vết thương đang bầm tím rồi xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp tan nhanh các vết bầm trên da. Nếu trong nhà đang không có tỏi mà có hành tây thì bạn cũng có thể dùng tương tự nhé.
Đắp khoai tây
Hãy cắt khoai tây thành từng lát rồi xoa bóp lên vết thương. Tinh chất trong khoai tây giúp làm dịu nhanh vết thương và hỗ trợ phục hồi tế bào, giảm tổn thương.
Đắp nghệ tươi
Nghệ tươi cũng là một nguyên liệu cần thiết giúp làm dịu vết bầm tím trên da. Bạn hãy giã nghệ tươi rồi đắp lên trên vết thương. Bạn có thể phối hợp nghệ với phèn chua để làn da nhanh dịu lại. Nhưng lưu ý chỉ đắp hỗn hợp lên khu vực bầm tím mà không có vết thương hở. Những vết thương hở có nguy cơ gây nhiễm trùng cao và cần nhanh được khô miệng nên phải rất cẩn thận khi đắp bất cứ loại gì lên vết thương hở.
Bạn cũng nên cẩn thận với các vết bầm tím nếu không rõ nguyên nhân. Bởi có thể đó là tình trạng xuất huyết, giảm tiểu cầu... Nên nếu vết bầm tím không phải do va chạm vật lý thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.