Cỗ cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp gồm những gì mới đủ?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mâm cỗ cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp gồm những gì mới đủ - là điều không phải ai cũng biết!

Theo quan niệm truyền thống, các Táo quân là người coi sóc bếp lửa trong gia đình sẽ cưỡi cá chép bay về trời, thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự trong gia đình năm cũ đã qua; cũng đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.

mâm cỗ cúng ông công ông táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo và ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Cứ hẹn lại lên, tới ngày 23 tháng Chạp là nhà nhà đều chuẩn bị một mâm cỗ đầy để thực hiện các nghi thức cúng kiến nhưng không phải ai cũng biết rọ được đâu là các món ăn cần có trong mâm cỗ cúng Táo quân này. Bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn biết được các mắn ăn cần chuẩn bị để mọi thứ được chu đáo hơn trước giờ cúng.

Hàng năm, dù bận rộn thế nào thì người Việt cũng không bao giờ quên làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo và ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Vào ngày này, tất cả các căn bếp của các gia đình đều đỏ lửa để tiễn ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau nên cách chuẩn bị cúng ông Công ông Táo cũng khác nhau. Cho dù phong tục có khác nhau đến đâu thì những món đồ, món ăn cơ bản vẫn không thể thiếu. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu 2 bước chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cho các bạn tham khảo nhé:

Đồ cúng ông Công ông Táo chung

Ở Việt Nam, từ xa xưa truyền lại rằng, vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ vật cúng Táo Quân

mâm cỗ cúng ông công ông táo
 

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Mâm cỗ mặn

mâm cỗ cúng ông công ông táo
 

- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc

- 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

- 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho

- 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu, 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp gồm những món ăn gì vừa được chia sẻ ở trên đây, hi vọng rằng sẽ giúp các gia đình biết thêm được mỗi món mình cần chuẩn bị trên bàn cúng như thế nào cho thật đầy đủ, hợp lý để tỏ lòng thành kính với các vị bề trên.

Lưu ý:

- Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

- Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Cách làm mâm cỗ mặn cúng ông Công, ông Táo
Cách làm mâm cỗ mặn cúng ông Công, ông Táo
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng ông Công, ông Táo mọi người nên tham khảo.
Theo:  khoevadep.com.vn