Những thay đổi trên cơ thể sau sinh khiến mẹ phát khóc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - ​Nhiều mẹ đã "choáng" khi gặp những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể sau sinh. Thực ra đây đều là những thay đổi rất bình thường.

Sinh con là niềm hạnh phúc lớn lao của các mẹ. Thế nhưng để có được niềm hạnh phúc đó, mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn cùng những biến đổi “dở khóc dở cười” trên cơ thể từ lúc mang bầu cho đến khi sinh con. Dưới đây là những biến đổi bất thường trên cơ thể các mẹ nên biết để tránh bị shock sau khi sinh con.

1. Đi tiểu mất kiểm soát

me
Nhiều người đã khá ngại ngùng và lo lắng khi thấy mình có dấu hiệu “tè dầm” không khác gì... trẻ sơ sinh!

Nhiều người đã khá ngại ngùng và lo lắng khi thấy mình có dấu hiệu “tè dầm” không khác gì... trẻ sơ sinh! Theo giải thích của các chuyên gia, trong quá trình sinh thường, đầu bé sẽ va chạm mạnh với thành mạch của đường âm đạo, từ đó khiến các dây thần kinh tạm thời tê liệt. Sự tê liệt này làm rối loạn tín hiệu “nên đi hay nhịn” từ não bộ, dẫn đến việc bài tiết mất kiểm soát của cơ thể mẹ.

Những ai sinh mổ cũng có khả năng gặp phải hiện tượng này. Quá trình mổ có thể sẽ gây gián đoạn tạm thời cho các dây thần kinh xung quanh đường tiết niệu, từ đó dẫn đến tình trạng đi tiểu mất kiểm soát.

Tin vui là hiện tượng này sẽ sớm kết thúc vì các dây thần kinh thường sẽ nhanh chóng phục hồi sau vài ngày cho đến vài tuần sau sinh.

Nếu hiện tượng vẫn tiếp diễn sau vài tuần, người mẹ nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của chứng són tiểu.

2. Xuất huyết

Đừng quá hoảng sợ nếu bạn thấy những vệt máu đỏ đậm (còn gọi là sản dịch) sau khi sinh con. Vài ngày sau đó, sản dịch sẽ dần chuyển sang màu hồng nhạt và chấm dứt sau 5-6 tuần. 

Sản dịch của phụ nữ sau sinh thường bao gồm niêm mạc tử cung bị xơ hóa và các cục máu đông từ vết thương nơi nhau thai bám. Quá trình loại bỏ sản dịch sẽ dần hết khi lượng dịch ra ngoài ít đi và nhạt màu hơn. Trước tuần thứ 5-6 của quá trình hậu sản, bạn sẽ thấy những chất dịch màu trắng hoặc vàng xuất hiện, chính là lúc quá trình kết thúc. Trong giai đoạn này, các mẹ chỉ cần dùng băng vệ sinh đối phó với sản dịch và tránh hoạt động mạnh gây mất máu ra ngoài.

3. Chân phù

Sưng phù ở chân cũng là hiện tượng xảy ra phổ biến với nhiều phụ nữ. Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ sẽ tiếp nhận một lượng máu lớn xuất ra từ tử cung cùng với chất lỏng tĩnh mạch xuất hiện trong quá trình sinh. Không biết đi đâu, lượng máu và chất lỏng sẽ dần chuyển xuống chân (bao gồm cả tay trong nhiều trường hợp) khiến đôi chân bị sưng phù. Hiện tượng phù nề sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần – 10 ngày cho đến khi chấm dứt hẳn.

Một số phụ nữ khi hết phù nề sẽ thấy chân mình to hơn bình thường. Nguyên nhân là do các dây chằng ở chân đã bị kéo dãn khi chân phù và không thể co lại như kích thước ban đầu. 

4. Đau ngực

Cũng không ngạc nhiên khi hầu hết các bà mẹ đều thấy đau nhức ở 2 bầu ngực sau khi sinh con (còn gọi là hiện tượng căng tức sữa).

Hiện tượng đau ngực sẽ xuất hiện khi sữa bắt đầu chảy về bầu ngực cùng với lượng máu tăng cao. Để xoa dịu cơn đau do căng tức sữa, giải pháp tốt nhất vẫn là cho con bú đầy đủ và đúng bữa. 

Nhiều mẹ thường tìm cách kích thích đầu ngực hoặc rút hết sữa để giảm cơn đau. Tuy nhiên, những cách làm này chỉ khiến sữa mau đầy và bắt đầu một cơn đau khác cho mẹ. Nếu quá khó chịu với cơn căng sữa, bạn hãy dùng túi đá chườm hay đặc biệt hơn là dùng lá bắp cải đắp lên bầu ngực.

5. Bệnh trĩ

9 tháng 10 ngày chịu áp lực dưới sức nặng của tử cung kèm theo những va chạm mạnh trong quá trình sinh nở, không quá ngạc nhiên nếu một số phụ nữ mắc phải căn bệnh quái ác này. Nếu bị trĩ, bạn nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể xoa nhẹ các cơn đau bằng túi chườm lạnh hoặc ngâm mình trong nước ấm. 

6. Rụng tóc như trút

Ở người bình thường, 85 – 95% lượng tóc sẽ liên tục phát triển và khoảng 5 – 15% nằm trong giai đoạn tĩnh và chuẩn bị rụng. Với phụ nữ mang thai, lượng hoóc-môn nữ estrogen tăng cao sẽ càng khiến tóc mọc nhanh và rậm, dày hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh con, lượng estrogen giảm xuống và lượng tóc rụng sẽ tăng lên. Hiện tượng rụng tóc sẽ kéo dài trong vòng 12 tuần sau khi mẹ sinh bé.

7. Đau ở vùng lưng và hông

Hiện tượng đau lưng và hông có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai và tiếp tục ở thời kì sau sinh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này bao gồm dãn dây chằng, đi sai giầy, căng thẳn vì chăm sóc bé, và vô vàn những lý do khác. 

8. Bụng phệ

Phụ nữ sau sinh khó mà lấy lại vòng bụng thon gọn trong một thời gian ngắn. Vì vậy, thay vì nóng lòng và bực bội với chiếc bụng thừa cỡ của mình, hãy kiên nhẫn hơn với nó trong vòng ít nhất từ 4 – 6 tuần, khi tử cung đã bắt đầu co lại kích thước ban đầu. Với nhiều người, có thể sẽ mất khoảng 9 tháng – 1 năm hoặc không bao giờ có thể trở lại hình dáng như trước khi mang bầu. 

9. Bụng như thể “rơi xuống”

me
Nhiều người cảm giác vùng bụng dưới của mình khá khó chịu và nặng hơn sau khi sinh nở.

Nhiều người cảm giác vùng bụng dưới của mình khá khó chịu và nặng hơn sau khi sinh nở. Cũng dễ hiểu vì sau quá trình sinh, các bộ phận như tử cung, bàng quang, ruột sẽ dịch chuyển xuống phía dưới một chút. Hiện tượng nặng bụng khó chịu này sẽ chấm dứt trong vài tuần khi các bộ phận trở về vị trí ban đầu. Để không bị khó chịu thêm, các mẹ nên tránh bê vật nặng hoặc ăn những thực phẩm gây táo bón sau sinh.

Vùng kín bị giãn sau sinh

Lo lắng thầm kín này lại là tình trạng thường gặp ở những chị em đã trên 2 lần sinh nở. Bình thường, âm đạo có độ đàn hồi, co giãn tốt, khi chưa quan hệ, chiều rộng âm đạo chỉ khoảng 1,5 cm, sau khi sinh hoạt tình dục, kích thước vùng này tăng đến 2 – 3 cm. Đặc biệt, sự thay đổi âm đạo diễn ra mạnh nhất sau khi bạn trải qua quá trình sinh thường, vì để bé chui ra ngoài, các cơ vòng âm đạo phải giãn rộng tối đa lên đến 10 cm. Dù sau đó các cơ này sẽ co lại nhưng cũng giống như một sợi dây chun sau khi giãn quá mức, âm đạo khó thu về độ chật hẹp và ôm khít như ban đầu, đặc biệt với những trường hợp sinh nhiều lần hoặc sinh khó, thời gian chuyển dạ kéo dài. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chăn gối vợ chồng, làm cho người vợ thiếu tự tin, ít ham muốn và làm giảm hứng thú quan hệ ở người chồng. 

Rắc rối với đủ loại vấn đề về da

Da bị tàn nhang, nám vốn thuộc “di chứng” của quá trình mang thai trước đó đã trở thành nỗi ám ảnh không nhỏ của chị em. Nguyên nhân là do khi bầu bí, tuyến hormone nữ đã kích thích sản sinh hắc tố melanin trên da, làm xuất hiện các vết nám, thường lộ diện ở mặt, hai bên má. Mặc dù sắc tố sẫm và đường chỉ nâu dọc bụng sẽ mờ dần sau đó nhưng chúng cũng sẽ không bao giờ mất đi hoàn toàn. Để giảm bớt tình trạng này, chị em nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện, có thể chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín hoặc chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện lớn để được tư vấn điều trị. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, điều trị hiệu quả cũng chỉ làm giảm từ 60 – 90% vết nám, và không tự ý dùng thuốc hay điều trị trong thời gian cho con bú để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé. Việc dùng thuốc tránh thai cũng có thể làm gia tăng việc lộ diện các đốm nám, thâm, hay tàn nhang, do đó nên sử dụng các loại thuốc tránh thai liều thấp theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng này.

Ảnh mẹ mang thai đôi vẫn nâng tạ bị chỉ trích thậm tệ
Ảnh mẹ mang thai đôi vẫn nâng tạ bị chỉ trích thậm tệ
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ngay sau khi chia sẻ ảnh lên mạng xã hội, nữ huấn luyện viên mang bầu song thai đã bị chỉ trích nặng nề.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn