1. Đau cơ
Khi bạn bị đau cổ, bạn thường nghĩ đó là do bạn đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, đây có thể là một dấu hiệu của stress. “ Stress chắc chắn có ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương của chúng ta, gây nên chứng co cơ”, Tiến sỹ Elizabeth Lombardo – một nhà tâm lý học và vật lý trị liệu ở Ireland giải thích. Nếu bạn đã từng trải qua stress thì bạn sẽ tin rằng các triệu chứng co cơ bắp có liên quan đến stress.
2. Rụng tóc
Từ 3 đến 6 tháng vừa qua, bạn bị stress trầm trọng như sa thải khỏi công ty, hay chia tay người yêu, bạn bàng hoàng nhận thấy tóc mình bị rụng nhiều một cách đáng kể, cả trăm sợi mỗi ngày. Trong phòng ngủ, nhà vệ sinh đâu đâu cũng thấy tóc rơi vãi.
Nguyên nhân rụng tóc vì nội tiết tố androgen bị phóng to lên trong thời gian bị stress gây rối loạn nang lông và tình trạng rụng tóc là khó tránh khỏi. Không có một loại thực phẩm chức năng nào có thể chứng minh khả năng chống rụng tóc và khôi phục mái tóc trong trường hợp này cả. Chìa khóa chữa “bệnh” ở đây là chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng trưởng tế bào.
3. Co giật mí mắt
Thỉnh thoảng bạn bị những co thắt cơ thường xảy ra xung quanh mí mắt và kéo dài trong một vài phút. Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật mí mắt. Mặc dù, thực tế các bác sĩ cũng chưa xác định lý do chắc chắn.
4. Buồn ngủ
Đờ đẫn, buồn ngủ - đó có thể là dấu hiệu căng thẳng. Kích thích tố căng thẳng làm tăng adrenaline trong cơ thể khiến người ta dễ buồn ngủ. Bên cạnh đó, sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, nên bạn thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh. Để khắc phục điều này, hãy tạm gác công việc, đi ngủ sớm hoặc chợp mắt 30 phút buổi trưa, trở lại với công việc bạn sẽ thấy tập trung, năng suất hơn.
5. Xước măng rô
Bạn đã từng bị xước măng rô chưa? Bạn có hay cắn móng tay không? Tình trạng này có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng.
Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo...
6. Hay quên, nhầm lẫn
Bất kì người nào đang cố gắng giải quyết tất cả công việc dồn lại cùng lúc cũng sẽ khó tập trung, gặp vấn đề về bộ nhớ. Nghiên cứu cho thấy stress mãn tính có thể khiến cho kích cỡ của vùng hippocampus, phụ trách mảng ghi nhớ bị thu hẹp lại, nhưng khi mức độ căng thẳng giảm, nó sẽ trở lại bình thường. Muốn giữ cho bộ não của bạn hoạt động ở mức tối ưu, khi thấy các dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng, hãy tập thể dục như dạo bộ, đi cầu thang… Ánh sáng mặt trời và vitamin D cũng giúp cơ thể cải thiện tâm trạng và hệ thống miễn dịch một cách đáng kể.
7. Phát ban
Stress có thể âm thầm lặng lẽ gây nên bệnh phát ban. Lí do là trong giai đoạn bị stress hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, làn da lúc này cũng trở nên nhạy cảm hơn, làm cho chứng chóc lở hoạt động mạnh lên hơn.
Chất làm mềm da, bao gồm các chất dưỡng ẩm nhẹ, có thể giúp chữa lành cả hai triệu chứng nhiễm trùng da do phát ban và chứng chóc lỡ. Nếu các dược phẩm không chữa lành được triệu chứng trên hoặc bạn bị phát ban kèm theo sốt, cúm, ra mồ hôi, các triệu chứng ớn lạnh khác… bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé.
8. Tinh thần uể oải
Tinh thần không còn phấn chấn, không có hứng thú với tất cả, không thích nói chuyện và cũng chẳng muốn làm việc gì. Các hoạt động xã hội ít đi, không muốn đi lại với bạn bè, thậm chí đóng cửa ở một mình.
9. Cáu giận vô cớ
Bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì nhũng điều không nhỏ nhặt nhất. Thậm chí tính nết thay đổi xấu đi. Một việc làm nhỏ cũng khiến bạn dễ nổi cáu.
10. Sâu răng
Thường sâu răng là do vấn đề vệ sinh răng miệng nhưng căng thẳng cũng có thể là thủ phạm gây sâu răng, đặc biệt khi bạn có thói quen nghiến răng (kể cả ban ngày hay ban đêm). Theo chuyên gia, thói quen xấu này có thể làm ăn mòn răng, làm cho răng dễ bị sâu. Vì thế, nếu cảm thấy triệu chứng nghiến răng gây phiền toái, khó chịu, hãy gặp nha sỹ để có giải pháp bảo vệ răng.