3 bộ phận bẩn nhất của con lợn và 4 cách chế biến khiến thịt mất chất dinh dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Vì chứa nhiều kim loại, bụi bẩn, chất độc,… nên nếu ăn nhiều những bộ phận này của con lợn có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

3 bộ phận bẩn nhất của con lợn

Thịt cổ lợn

Khi làm thịt lợn, người ta thường chọc tiết ở cổ nên máu sẽ ngưng tụ rất nhiều ở phần này, dễ nhiễm khuẩn trong quá trình sơ chế, vận chuyển.

Bên cạnh đó, một số nơi chăn nuôi thường tiêm thuốc vào cổ lợn nên vị trí này tích tụ rất nhiều độc tố. Vùng cổ có các hạch bạch huyết với chức năng lọc và giữ lại các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất. Nếu ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Không chỉ vậy, thịt cổ còn có hàm lượng chất béo rất lớn, nếu ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não.

Phổi lợn

Phổi là cơ quan hô hấp, có nhiều phế nang, dễ tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Không chỉ vậy, lợn có thói quen hít thở sát đất nên cũng hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn, kim loại nặng,… hàng ngày nên rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này. Con người ăn vào sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn biij thịt lợn. Nếu như không xử lý và sơ chế đúng cách thì ăn phổi lợn có thể bị ngộ độc.

Bì lợn

Hàm lượng dinh dưỡng của bì lợn rất thấp lại chứa nhiều cholesterol xấu, sẽ gây ra bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó, nếu không được cạo sạch lông hoặc chế biến sạch sẽ thì bì lợn sẽ mang theo nhiều ký sinh trùng và độc tố và cơ thể.

4 cách chế biến sai lầm khiến thịt lợn mất giá trị dinh dưỡng

Chiên, nướng thịt lợn

Phương pháp chế biến ở nhiệt độ thấp như luộc, hấp được đánh giá là đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ hơn so với việc chiên hay nướng thịt lợn. Bạn nên hạn chế món chiên nướng vì cách chế biến này thường ở nhiệt độ cao. Nếu chiên rán, tốt nhất không nên để nhiệt độ quá 200 độ C. Khi chiên, nướng bạn cũng nên bọc thịt lợn trong bột chiên hoặc rán với trứng để làm giảm lượng chất dinh dưỡng bị mất đi.

Để tủ lạnh quá lâu

Khuyến cáo của chuyên gia y tế Bộ Nông nghiệp Mỹ như sau: Không nên giữ các loại thịt gia cầm và nhất là thuỷ sản còn sống trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Với thịt đã qua chế biến không nên để quá 5 ngày. Lý do là thịt bảo quản trong ngăn lạnh quá lâu sẽ mất đi chất dinh dưỡng và hương vị, thậm chí còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.

Rã đông thịt lợn không đúng cách

Thịt lợn lấy trong ngăn đá ra cần rã đông trước nhưng phần lớn mọi người đều thực hiện không đúng cách. Dù ngâm thịt lợn trong nước nóng hay nước lạnh quá lâu để rã đông đều khiến các chất dinh dưỡng có trong thịt bị tan mất. Bên cạnh đó, nếu bỏ thịt ngoài nhiệt độ phòng để rã đông thì sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, dễ làm biến chất miếng thịt.

Các chuyên gia cho biết, nếu thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên trong khoảng 2 – 3 tiếng trước khi nấu. Tốt nhất bạn nên dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông. Làm như vậy vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt vừa bảo đảm vệ sinh. Bạn cũng có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm thịt, gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.

Rửa thịt lợn bằng nước nóng

Một số người có thói quen chần qua thịt lợn trước khi chế biến nhưng làm như vậy sẽ mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.

Trong mô cơ và mô mỡ của thịt lợn chứa đại lượng protein như protein hoà tan và protein ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, phần lớn lượng protein hoà tan sẽ mất đi. Bên cạnh đó, trong protein hoà tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vậy nên chỉ cần dùng nước lạnh rửa sạch thịt trước khi chế biến là được.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link