3 kiểu ăn uống tiết kiệm là mầm mống gây bệnh nhưng nhiều người lại "vô tư" mắc phải

15:02, Thứ sáu 23/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Tiết kiệm luôn là một trong những thói quen tốt mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Tuy nhiên cái gì cần tiết kiệm thì nên tiết kiệm cái gì cần vứt bỏ thì nên lập tức bỏ đi, đặc biệt là trong việc ăn uống hàng ngày.

1. Tiết kiệm thức ăn thừa

Thức ăn thừa sau bữa ăn thường được bảo quản để có thể tiếp tục ăn vào bữa ăn tiếp theo hoặc vào ngày hôm sau, nhằm tránh tình trạng lãng phí thức ăn. Để bảo quản thức ăn thừa chúng ta sẽ cho vào trong tủ lạnh, vì thực phẩm sau khi qua chế biến theo thời gian sẽ bị biến đổi chất mà để trong tủ lạnh thì thức ăn sẽ có thể bị biến đối với tốc độ chậm hơn so với để bên ngoài, tuy nhiên cũng vẫn không thể tránh sẽ có thể gây hại đáng kể đến sức khỏe. 

Dù cho bạn cài đặt nhiệt độ trong tủ lạnh rất thấp nhưng vẫn sẽ có các loại vi sinh vật ưa có khả năng phát triển và làm biến đổi protein, từ đó sinh ra các chất vi khuẩn có hại gây hỏng đồ ăn. Ví dụ như rau xanh, chúng vốn dĩ đã có hàm lượng nitrat cao, nếu để bảo quản quá lâu hoặc đun nóng lại nhiều lần thì nitrat sẽ chuyển hóa thành một lượng nitrit ngày càng lớn hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư cho người sử dụng.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, thời gian tốt nhất để thức ăn thừa có thể tiếp tục sử dụng là từ 3 đến 4 ngày. Nếu để đồ thừa quá thời hạn hoặc chưa được đun nóng kỹ lại trước khi ăn sẽ rất có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, bụng đau quặn, tiêu chảy, sốt... Và điều đương nhiên là bạn không nên ăn những thức ăn đã xuất hiện biểu hiện bị hư hỏng. Hoặc đồ ăn thừa đã để quá thời gian nhưng trông vẫn cảm thấy ổn, vẫn có mùi thơm thì cũng không đồng nghĩa với việc là chúng có thể an toàn sử dụng đâu nhé! Bởi vì có không ít những loại vi khuẩn gây bệnh không ảnh hưởng đến mùi vị bề và ngoài của món ăn.

Và một điều nữa, không phải ai khi ăn đồ ăn hết hạn đều bị ngộ độc hay có những biểu hiện như nhau. Mà tùy vào các nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ bị ngộ độc hấp hơn và cao hơn. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao là người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc suy giảm miễn dịch… cần tuyệt đối hạn chế ăn thức ăn thừa đã để quá lâu hoặc đồ ăn đã bị hết hạn.

thuc-an-thua

2. Tiết kiệm thực phẩm đã mốc

Với hoa quả bị mốc, có không ít người thường có suy nghĩ là chỉ cần cắt bỏ chỗ mốc đi thì phần có lại vẫn có thể ăn được để khỏi bị lãng phí. Suy nghĩ và việc làm này tưởng rằng như tiết kiệm, thông minh nhưng thực tế lại là một quyết định vô cùng sai lầm, rất có hại cho sức khỏe. Khi thực phẩm đã bị nấm thì chắc chắn sẽ sản sinh ra các độc tố có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

Theo khoa học đã chứng minh được rằng, trong trường hợp chúng ta ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm nấm mốc thì rất dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm, có thể ở dạng ngộ độc cấp tính nhưng thông thường, phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể đã tích lũy lượng nhỏ độc tố nấm mốc trong thời gian dài.

thuc-pham-bi-nam-moc-nguy-hiem-nhu-the-nao

Theo ước tính có đến gần 40% số loài nấm mốc được biết đến có thể sản sinh ra độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng có mức độ độc khác nhau vì vậy, khi độc xâm nhập vào cơ thể cũng sẽ gây ra các bệnh lý và triệu chứng khác nhau. Với những loại nấm mốc ít độc hoặc chỉ được sử dụng với lượng nhỏ thì chỉ dẫn tới bị ngộ độc nhẹ như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy,... Còn trong trường hợp độc tố vi nấm được tích lũy trong cơ thể với thời gian dài thì sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận do ochratoxin, ung thư gan do aflatoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins,...

Với mỗi loại thực phẩm cũng sẽ có nhưng độc tố do nấm mốc khác nhau như:

Bánh chưng:

Trong trường hợp bánh chưng bị chua và mốc meo thì khi ăn vào sẽ gây nguy hiểm. Bởi vì, bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, giàu chất dinh dưỡng nên đây cũng sẽ trở thành môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển nhanh chóng. Dưới tác dụng của men amilaza ở một số loại nấm mốc, tinh bột bị chuyển hóa thành đường glucoza và rượu ethylic, khiến bánh ở vị trí bị mốc bị vữa ra, có vị cay, hăng mùi rượu.

Ngoài ra, một số chủng nấm mốc còn có khả năng lên men glucoza, mantoza tạo thành acid gluconic, acid fumatic,... khiến bánh bị chua. Hơn thế nữa, một số loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium có thể tiết ra độc tố cho người ăn bánh. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên ăn bánh chưng khi có biểu hiện bị mốc, chua, vữa, đắng,...

banh-chng-moc-1452

Bánh ngọt, mứt hoa quả:

Bánh ngọt và mứt hoa quả thường rất dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc gây ra nếu chúng bị để lâu hoặc bảo quản kém. Trong trường hợp để lâu, thì phía trên bề mặt của bánh ngọt và mứt hoa quả sẽ xuất hiện của nhiều loại nấm mốc khác nhau, khiến cho bánh mất mùi vị, mứt hoa quả có mùi chua khó chịu và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu thấy bánh ngọt bị chảy nước, mất mùi vị, biến đổi màu sắc, mứt hoa quả nổi bám trắng, có mùi chua khó chịu thì cần nhanh chóng vứt bỏ đi ngay.

thuc-pham-nao-bi-moc-van-co-the-an-5

Lương thực, thực phẩm:

Các loại nấm mốc xảy ra trên các loại thực phẩm như lạc, đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, gạo, ngô, sắn,... có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người. Trong đó phải kể đến một loại độc tố vi nấm gây nguy hiểm chính là Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus có trong gạo, ngô, lạc, đậu,... bị ẩm mốc gây ra. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, loại độc tố này còn có thể tích lũy dần trong cơ thể, gây bệnh ung thư.

Không những vậy, loại độc tố Aflatoxin này rất khó bị phân hủy bởi hóa chất hay nhiệt độ cao. Chính vì vậy bạn nên bỏ ngay đi khi thực phẩm bị mốc và không nên tiếp tục dùng chúng làm thức ăn.

lac-moc1

3. Tiết kiệm dầu ăn thừa

Không ít người sử dụng một lần dầu ăn để nấu đi nấu lại rất nhiều món khác nhau. Ví dụ, để nấu được món ăn chiên ngon thì cần đỏi hỏi người nấu phải sử dụng rất nhiều dầu, làm sao món chiên đó có thể chiên ngập dầu mới ngon. Chính vì vậy, sau khi chiên xong có không ít người sẽ cho phần dầu ăn đấy ra một cái bát và bảo quản trong tủ lạnh để tiếp tục sử dụng sau này hoặc dùng luôn chúng để nấu những món ăn tiếp theo, tránh bị lãng phí.

Nhưng thực tế thì không như vậy. Dù cho bạn sử dụng bất cứ loại dầu ăn nào đi chăng nữa thì khi bị chiên đi chiên lại dưới nhiệt độ cao như vậy cũng sẽ khiến dầu bị oxy hóa, phân hủy chất béo và giải phóng ra các chất độc hại gây ung thư như benzopyrene và acrylamide, món ăn cũng không ngon. Không chỉ những dầu ăn đã nấu qua mà ngay cả nhưng dầu ăn chưa nấu vẫn còn trong chai thì cũng chỉ nên dùng trong vòng 3 tháng kể từ sau khi mở nắp thôi, như vậy mới đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 

dau-an-cu-do-di-so-nghet-cong-hay-thuc-hien-cach-nay-dam-bao-cong-khong-nghet-202105211618100839
chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Minh Hằng