Loại thứ nhất: Tiền ''đi đường tắt''
Trong cuộc sống, ai cũng muốn mơ ước mình có thể giàu lên chỉ sau một đêm chỉ để mong mình được tận hưởng cuộc sống này. Thế nên mỗi người sẽ tận dụng kẻ hỡ để tìm kiếm phương pháp giàu thật nhanh của mình. Một số lựa chọn những đường tắt trông chờ vào vận may, chẳng hạn như mua vé số, vòng quay may mắn. Một số khác lao vào những con đường phạm pháp.
Thế nhưng không có tiền từ trên trời rơi xuống, chỉ có bẫy đang chờ họ mà thôi. Đừng đặt hi vọng vào vận may viễn vông như vậy sẽ chẳng mang lại kết quả gì, còn lãng phí tiền bạc một cách vô ích.
Trên vận rủi, người muốn thắng nhiều hơn, người thua muốn lấy lại tiền, cứ thế vòng luẩn quẩn không thoát ra được.
Nếu muốn cơ hội thành công, bạn nên tích lũy không ngừng. Đi đường tắt sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.
Loại thứ hai: Tiền so bì phù phiếm
Xung quanh chúng ta lúc nào có nhiều người chẳng ngần ngại chi nhiều tiền vào ăn mặc và đi lại để cảm thấy họ giàu có, sống sung túc. Đằng sau những vẻ hào nhoáng thì không ít người trong số đó chỉ có công việc bình thường. Chỉ vì ham muốn phù phiếm họ vẫn cố mua đồng hồ, túi xách...
Kết quả là gì? Đó là tình hình tài chính của người đó nợ nần chồng chất đến mức khó có thể trang trải chi phí hàng ngày. Nếu cứ tiếp tục thì người này sẽ trở thành trò cười trong mắt người khác.
Thế nên việc theo đuổi sự phù phiếm quá mức sẽ mang lại áp lực tài chính và xã hội cho bản thân, thậm chí ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình.
Loại thứ ba: Tiền cho đồ giá rẻ
Khi mua sắm vật dụng, chúng ta lúc nào có xu hướng so sánh giá cả. Cùng một sản phẩm thì ai cũng muốn cái rẻ hơn vì nghĩ như thế sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng thực tế khi chúng ta mua nên chú ý đến hiệu quả. Không phải khi nào rẻ cũng là sự lựa chọn tốt.
Có thể bạn không tiêu nhiều tiền một lúc, nhưng nếu làm được điều này trong thời gian dài sẽ lãng phí cực kỳ nhiều tiền bạc. Thế nên khi mua đồ chúng ta nên chú ý hơn đến chất lượng, đừng để lãng phí và tốn kém.