3 món ăn sáng ''đầu độc'' gan, bào mòn dạ dày, nhiều người cứ khen ngon

07:23, Thứ bảy 30/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Để tránh việc trẻ ăn sáng những thực phẩm không lành mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh những món này.

Dưa chua, rau củ muối

Bắt đầu ngày mới bằng những bát mì, bát cháo nóng hồi kèm thêm một ít dưa chua hoặc rau củ muối luôn là bữa sáng lý tưởng được nhiều người lựa chọn. Mặc dù có hương vị thơm ngon nhưng dưa chua, rau củ muối lại bị cảnh báo là có nguy cơ gây ung thư. 

Các loại rau củ muối hay dưa chua thường được người ta cho một hàm lượng muối lớn khi chế biến.

Các loại rau củ muối hay dưa chua thường được người ta cho một hàm lượng muối lớn khi chế biến.

Khi ăn vào, nó sẽ làm phát sinh nhiều axit trong dạ dày, dễ bào mòn thành dạ dày, gây viêm, loét và các bệnh về đường tiêu hóa, lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Hơn nữa, 95% muối trong cơ thể được chuyển hóa qua thận nên ăn dưa chua trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thận.

Bánh bột chiên

Bánh bột chiên được bán rất nhiều dọc đường. Món ăn sáng này được ưa chuộng vì có hương vị ngọt bùi, giòn rụm và nhanh gọn. Tuy nhiên, việc ăn sáng bằng bánh bột chiên có thể mang đến nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là với gan. 

Những chiếc bánh bột chiên là thực phẩm có hàm lượng calo và dầu mỡ cao.

Những chiếc bánh bột chiên là thực phẩm có hàm lượng calo và dầu mỡ cao.

Quá trình phân hủy và chuyển hóa chất béo và dầu mỡ cần có sự tham gia của gan. Nếu đưa vào cơ thể quá nhiều dầu mỡ mà không kịp chuyển hóa thì sẽ tích tụ trong gan và hình thành gan nhiễm mỡ. Không những vậy, việc tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như bánh bột chiên trong thời gian dài dễ dẫn đến béo phì, thậm chí gây tổn thương túi mật, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Thức ăn để qua đêm

Làm nóng thức ăn từ tối hôm trước để sử dụng vào buổi sáng hôm sau là thói quen được nhiều người áp dụng. Đối với các món ăn để qua đêm, đặc biệt là các loại rau xanh, cá và hải sản,... sẽ có hàm lượng nitrit cao hơn đáng kể. Sau khi nitrit đi vào cơ thể con người sẽ tạo ra chất nitrosamine gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Vì vậy, việc sử dụng lại các món ăn được để qua đêm trong thời gian dài sẽ rất có hại cho sức khỏe. Để giảm thiểu tối đa rủi ro với sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên ăn hết thực phẩm trong các bữa ăn, tránh để thừa thãi sang bữa sau. 

Thời điểm nào tốt nhất để ăn sáng?

Nhịp sinh học của cơ thể được điều chỉnh bởi chiếc đồng hồ trong não. Việc duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giúp điều chỉnh cơn thèm ăn, giảm các cơn đói và duy trì độ bền bỉ để hoạt động năng suất trong ngày. 

Thời điểm tốt nhất để ăn sáng là khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng mỗi ngày. Nguyên tắc chung khi sử dụng bữa sáng là nên cách thời điểm thức dậy 30 phút. 

Nếu tính chất công việc và cuộc sống riêng không thể ăn sáng trong khung giờ nên trên, thì bạn nên cố gắng hoàn thành bữa sáng trước 10 giờ. Nếu ăn sáng quá muộn sẽ gây ảnh hưởng tới các bữa sau trong ngày.

Khi ăn sáng, bạn cần lưu ý những điều này để có bữa ăn hiệu quả và tốt cho sức khoẻ:

- Không ăn sáng quá no vì dễ khiến hệ tiêu hoá bị quá tải, cơ thể trở nên nặng nề, ì ạch.

- Không ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Bạn nên vận động cơ thể và uống một cốc nước để kích thích hệ tiêu hoá, sau đó 30 phút bắt đầu sử dụng bữa sáng. 

- Thực đơn bữa sáng không nên có các loại thực phẩm như snack, bánh quy vì nó không cũng cấp đầy đủ năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

- Các món như gà rán, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng không nên được sử dụng cho bữa sáng.

- Đồ ăn lạnh cũng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, co thắt cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu, thậm chí gây táo bón và các bệnh khác cho cơ thể. 

- Đừng chỉ sử dụng hoa quả cho bữa sáng. Bạn nên kết hợp với các loại hạt và sữa để tạo thành một bữa sáng đủ dinh dưỡng mà không quá nặng bụng. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Mộc