Cân nhắc về kỳ hạn tiết kiệm
Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng. Mỗi kỳ hạn sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Các ngân hàng thường thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và dài phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Kỳ hạn ngắn là từ 1 tuần, 1 tháng cho đến 6 tháng; kỳ hạn dài kéo dài trên 6 tháng cho đến 15 năm
Tùy vào mục đích tiết kiệm (để mua nhà, mua xe, đóng tiền học cho con, dưỡng già...) mà bạn có thể chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp. Thông thường, các kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao.
Nếu tình hình tài chính không ổn định nhưng vẫn muốn gửi tiết kiệm thì bạn nên chọn kỳ hạn ngắn. Nên chia nhỏ số tiền thành nhiều khoảng tiết kiệm khác nhau để khi cần có thể rút và tránh bị mất lãi của toàn bộ số tiền.
Lưu ý tới lãi suất ngân hàng
Cách tính lãi suất tiết kiệm:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365
Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 6.5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 3/3/2021 đến 3/10/2021, sẽ nhận được số tiền lãi như sau:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 6.5% x 181 / 365 = 3,250,000
Chú ý ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm:
Với bất kỳ một tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất.
Cân nhắc dịch vụ và tiện ích đi kèm
Nhiều ngân hàng hiện nay với mong muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm đã mang đến nhiều lợi ích khi đăng ký tham gia ví dụ như: rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ... Một số ngân hàng khuyến khích gửi tiết kiệm online vừa tiện lợi, an toàn mà còn hưởng lãi suất cao hơn. Do vậy, khách hàng nên tìm hiểu kỹ để hưởng những dịch vụ và khuyến mãi tối đa.
Không gửi toàn bộ số tiền ở một ngân hàng
Bạn nên áp dụng phương thức chia trứng vào nhiều giỏ khi gửi tiết kiệm ngân hàng. Thay vì dồn tất cả số tiền bạn đang có vào một tài khoản tiết kiệm, hay chia ra thành nhiều sổ khác nhau. Ví dụ: Bạn có 300 triệu, hãy chia ra làm 3 sổ. Trong đó, 2 sổ gửi dài hạn, 1 số gửi ngắn hạn để khi có việc cần có thể rút bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.