4 loại giấy tờ quan trọng không nên ép dẻo, ép plastic: Ai cũng cần biết tránh thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Người dân lưu ý có 4 loại giấy tờ không nên ép dẻo, ép plastic kẻo phạm sai lầm.

Giấy khai sinh

12

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm ép plastic giấy khai sinh, tuy nhiên cũng không nên thực hiện bởi các lý do sau:

Khi đã ép plastic giấy khai sinh sẽ không thể cải chính được giấy tờ. Bởi thông tin cải chính sẽ ghi vào mặt sau giấy khai sinh. Nếu đã ép plastic thì không thể cập nhật nội dung cải chính, thay đổi.

Bản sao giấy khai sinh ép plastic có thể sẽ không được chứng thực. Dù giấy khai sinh ép plastic vẫn có thể photocopy. Tuy nhiên, vì có lớp màng ép nhựa plastic nên chế độ scan của máy photo bị ảnh hưởng, không thể quét được chính xác hình ảnh, ký tự, dẫn đến bản photo có thể bị mờ thông tin. Nhiều cơ quan, tổ chức công chứng từ chối chứng thực bản sao giấy khai sinh khi nội dung không thể nhận dạng được.

Căn cước công dân

13

Việc ép dẻo, ép plastic trên các loại giấy tờ như CMND, Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị.

Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt về hành vi “làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân” hoặc “hủy hoại” CMND, Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức phạt là 01 - 02 triệu đồng.

Giấy tờ có thể sửa đổi ngay trên mặt giấy

13

Một số giấy tờ như sổ đỏ, hộ khẩu cần sửa đổi, bổ sung trực tiếp trên bề mặt giấy. Việc ép plastic sẽ khiến thủ tục này phức tạp hơn.

Giấy tờ dập dấu nổi

14

Máy ép plastic có thể khiến dấu dập nổi trên giấy tờ bị mờ, mất đi, gây khó xác định và nhận dạng được các giấy tờ này. Dấu dập nổi mất thì chúng cũng không còn giá trị pháp lý.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link