4 loại rau mọc dân dã giúp làm giảm tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19: Ăn nhiều không lo sốt

( PHUNUTODAY ) - Những loại rau dưới đây mọc đầy trong vườn nhà, có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 hiệu quả.

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như sốt, đau người, mệt mỏi... Để làm giảm tác dụng phụ và nhanh hồi phục, chúng ta cần ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, nên ăn nhiều những loại rau dưới đây sẽ rất tốt.

10

Kinh giới

Kinh giới là loại rau ăn sống hằng ngày, quen thuộc với mỗi người dân.

Món bún đậu mắm tôm không thể thiếu rau kinh giới. Nó có tác dụng phát tán phong hàn, phong nhiệt, điều trị chứng đau mỏi người, hắt hơi, cảm cúm, các chứng hư đau đầu, phát sốt.

Kinh giới vị cay, có nhiều tinh dầu, tính phát tán và đi lên trên, làm cho khí cơ thông thoáng, kinh mạch lưu thông. Vệ biểu được tăng cường bền chặt, làm củng cố lớp phòng vệ cho cơ thể.

Kinh giới còn có tác dụng giải độc tố, trừ khí lạnh của cơ thể. Nó còn làm cho điều hòa thân thể giúp giảm căng thẳng , mệt mỏi .

Do có tinh dầu nên kinh giới có tác dụng phát tán và phát hãn mạnh, giúp điều huyết áp, hạ sốt , giảm đau đầu.

Tía tô

Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa , động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường lá tía tô (tô diệp) có tác dụng cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo.

Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.

Cành tía tô có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Khi tiêm vaccine về, các cơ chế thần kinh xảy ra, đa phần là do bệnh nhân lo lắng, suy nghĩ quá mức mà sinh ra bệnh. Điều này thực tế cho thấy phần lớn các bệnh nhân bình thường không biểu hiện gì nhiều, chủ yếu mệt mỏi thoáng qua, có một vài người biểu hiện mẫn cảm, kích ứng mạnh mẽ.

Tâm lý quan trọng, khi biết trước được bạn sẽ đỡ lo lắng hơn nên một số cơ chế thần kinh không sinh ra bạn sẽ không bị biểu hiện nặng.

Hai loại lá tía tô và kinh giới giúp chúng ta giải quyết phần lớn các triệu chứng này.

Lá ngải cứu

Có tác dụng tốt trong chống viêm, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, tốt cho đường tiêu hóa, bạn sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa sau khi tiêm phòng về.

Bát canh ngải cứu trứng gà sẽ giúp cho giảm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi sau tiêm do ngải cứu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, đồng thời làm tiêu tích tụ, chống ngưng kết tụ.

Hơn nữa dùng an toàn cho phụ nữ có thai.

Rau ngót

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não

Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị dập nát. Vì thế, nên sử dụng rau tươi, nấu xong ăn ngay là cách tốt nhất để bảo toàn lượng vitamin C trong rau.

Theo y học cổ truyền, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, tiêu huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, điều trị đau mỏi cơ nên dùng tốt sau khi tiêm vaccine, giúp giảm bớt các triệu chứng sau tiêm.

Ngoài ra, khi đi tiêm về, mọi người nên nghỉ ngơi nhiều. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích. Không nên ăn đồ chiên rán hay thực phẩm chế biến sẵn.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link