4 thói quen tai hại thường thấy ở trẻ kém thông minh, bố mẹ cần chỉnh sớm cho con

( PHUNUTODAY ) - Trí thông minh của một đứa trẻ được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard trẻ kém thông minh thường có 4 thói quen này.

Trẻ ít giao tiếp với người khác

Sự giao tiếp giữa người với người là một quá trình giúp phát triển trí thông minh. Trong quá trình giao tiếp trẻ cần có sự lắng nghe, tìm hiểu và đưa ra phản hồi. Tất cả những điều này giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy logic cũng như các khả năng khác.

Nếu một đứa trẻ ít được tiếp xúc, giao tiếp chúng sẽ thiếu tích lũy rèn luyện đồng thời mộc lộ một yếu tố tiềm ẩn về tính cách đó là mặc cảm tự ti.

Đa số những đứa trẻ không thích giao tiếp với người khác đều có lòng tự trọng thấp và không dám nói hay hành động. Nó khiến trẻ mất đi nhiều cơ hội vận động bản thân, khả năng của não bộ không phát triển được, dẫn đến việc trẻ ngày càng kém thông minh hơn.

Trẻ hay thức khuya

Trong một cuộc khảo sát, 87% phụ huynh cho biết con cái của họ thường thức khuya. Một phần là do làm bài tập nhiều còn phần khác là thức khuya để chơi. Dù người lớn hay trẻ nhỏ, việc thức khuya sẽ gây ra một số tổn thương cho não.

Trẻ thức khuya sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Ban ngày trẻ dễ buồn ngủ, mệt mỏi. Như vậy thì khó có thể học tập trên lớp tốt.

Ảnh mình họa

Ảnh mình họa

Không ăn sáng trong một thời gian dài

Ban đêm cơ thể sẽ tiêu hao một lượng calo nhất định khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng vào buổi sáng. Do đó, trẻ rất cần có một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng.

Theo nhiều nghiên cứu thì việc bỏ bữa sáng trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ mà hoạt động trí não cũng bị suy giảm. Do đó, cha mẹ phải đảm bảo rằng con cái ăn sáng đúng giờ mỗi ngày.

Trẻ không thích đọc sách

Đọc sách chính là một quá trình giao tiếp với tác giả thông qua sách. Vì vậy người nào càng yêu thích đọc sách, càng thích suy nghĩ, thì bộ não của họ sẽ càng thông minh hơn. Ngược lại, trẻ không biết đọc sách thường khả năng tư duy kém, trình độ hiểu biết thấp, không có nhiều triển vọng.

Theo khảo sát thì việc đọc sách giấy khiến não bộ hoạt động nhiều hơn và để lại ấn tượng mạnh hơn. Trong khi đó đọc sách điện tử rất dễ quên. Chính vì vậy, cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen đọc sách càng sớm càng tốt.

Nhà tâm lý học Jenny Chale thuộc Viện Giáo dục Đại học Harvard viết trong cuốn sách "Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của việc đọc": 9 tuổi là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển khả năng đọc của trẻ. Nếu một đứa trẻ 9 tuổi không hình thành thói quen đọc sách, thì rất có thể trẻ sẽ không hứng thú gì với việc đọc sách trong tương lai.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link