Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở người trung niên và cao tuổi. Nhưng nhiều năm gần đây, do chế độ dinh dưỡng của con người quá phong phú nên nhiều người dù chưa đến 40 đã gặp phải hiện tượng đường huyết cao.
5 thức uống là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên"
1. Trà mướp đắng
Bạn có thể dễ dàng pha trà mướp đắng ngay tại nhà, bằng cách cho mướp đắng khô vào nước nóng để hãm thành trà hoặc là cho mướp đắng khô vào nồi nước và đun sôi. Nếu có thể, bạn nên uống trà mướp đắng không thêm đường để có lợi cho đường huyết.
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên tạp chí Journal Ethnopharmacolgy cho thấy dùng thường xuyên 2.000mg mướp đắng sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một báo cáo khác được phát hành trên Tạp chí Hóa học & Sinh học, đã đưa ra bằng chứng liên quan đến thực tế là mướp đắng làm tăng hấp thu glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết.
Những người bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ khi uống trà mướp đắng kẻo khiếp đường huyết xuống quá thấp.
2. Trà hoa cúc
Chỉ với 1 nắm hoa cúc khô ngâm trong nước nóng, bạn sẽ có 1 cốc trà hoa cúc thơm ngon, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Trong y học cổ truyền, hoa cúc khô có tác dụng xua tan phong nhiệt, làm dịu gan và cải thiện thị lực, thường được dùng để thanh nhiệt, trừ hỏa.
Trà hoa cúc cũng có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu, và có chứa các chất đặc biệt có thể ức chế hoạt động của enzym trong các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trà hoa cúc không chứa calo có thể thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
3. Trà xanh
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Pharmacology, trà xanh có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose ở những người tham gia khỏe mạnh. Thức uống này cũng làm giảm mức đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
4. Nước râu ngô
Nhiều người tin rằng râu ngô là loại thuốc lợi tiểu, tiêu sưng mà không biết nó có còn là một phương thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.
Râu ngô với thành phần chính là saponin có tác dụng hạ đường huyết, tăng đông máu và tăng cường chức năng của insulin.
Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cũng cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đườn g.
Tuy vậy, bạn chỉ nên uống nước râu ngô để trị bệnh liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.
5. Nước lọc
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua đường bài tiết nước tiểu. Không những thế, việc uống đủ nước còn làm tăng lưu lượng máu và làm giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy của bệnh đái tháo đường.
4 loại thực phẩm mà người tiểu đường cần tránh trong mâm cơm
1. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây bệnh béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trong quá trình chế biến đồ chiên rán, dù sử dụng loại dầu ăn nào thì cũng có thể sinh ra chất độc acrylamide, gây ung thư.
2. Thực phẩm giàu muối
Thường xuyên ăn mặn không chỉ làm tăng huyết áp mà còn không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn nên thực hiện giảm lượng muối trong chế độ ăn của gia đình.
3. Đồ tráng miệng
Sau khi dùng xong bữa chính, chúng ta thường thích nhâm nhi món ăn tráng miệng bằng các loại đồ ngọt như bánh quy, socola, kem, phô mai… Tuy nhiên, đây là những thực phẩm chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều sẽ làm hỏng men răng, tăng lượng đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
4. Nước ngọt
Các loại nước ngọt không hề tốt cho sức khỏe, bởi chúng có chứa rất nhiều đường, cùng với các chất tạo màu, tạo ngọt, tạo gas... tiêu thụ nhiều sẽ gây nên các bệnh về dạ dày, đường ruột, làm tăng đường huyết... từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.