5 thói quen hàng ngày dễ gây đột tử mà nhiều người vẫn làm

( PHUNUTODAY ) - Đáng báo động, ùa đông là thời điểm rất nhậy cảm và nguy hiểm dễ dẫn đến đột tử. Thống kê từ các tổ chức y tế lớn tại Việt Nam cho biết, nước ta mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, đột tử.

Tiến sĩ Sumeet Chugh (Nguyên giám đốc y tế của Trung tâm Nhịp tim Cedars-Sina) chỉ ra rằng, 90% những cái chết đột ngột, bất ngờ thường là do tim ngừng đập. Sẽ có nhiều tình huống khác liên quan đến sức khỏe, vốn có thể điều trị hoặc ngăn ngừa cũng góp phần vào.

Để có thể giúp tất cả mọi người ngăn chặn được tình trạng nguy hiểm này, tiến sĩ Chugh đã chỉ ra 5 khoảnh khắc có thể dẫn đến đột quỵ, đột tử mà mọi người cần lưu ý dưới đây:

1. Vội vàng bật dậy khi vừa thức giấc

Sau khi ngủ dậy, mọi người không nên bật dậy một cách vội vàng vì nó có thể khiến ta gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi còn nằm trên giường ngủ, cơ thể của chúng ta đang trong trạng thái được giữ ấm bởi giường nệm, nhiệt độ cơ thể lúc này sẽ ở khoảng tầm 37-39 độ C.

Vì thế, việc đột ngột bỏ biện pháp giữ ấm này và tiếp xúc với không khí lạnh không phòng bị, da bạn sẽ nhanh chóng bị sốc nhiệt, co rút máu mạch máu. Điều này có thể dẫn tới đột tử trong không ít trường hợp. Nhất là nếu mọi người đang mặc đồ ngủ sơ sài, không đủ giữ ấm cơ thể.

thuc giac

Ảnh minh họa

Tốt nhất, hãy mặc đủ ấm, đặc biệt là đi tất khi đi ngủ vào mùa lạnh. Thức dậy càng sớm thì càng nên nằm trong chăn từ 3-5 phút, bỏ chăn ra từ từ, có thể giãn cơ tại giường để làm nóng cơ thể, khởi động lại các khớp và mạch máu rồi mới từ từ bước xuống giường

2. Tắm đêm với nước lạnh

Tắm đêm - nhất là tắm với nước lạnh có thể gây nhiễm hàn, cảm lạnh. Nếu thực hiện việc này liên tục thì theo thời gian, phổi của chúng ta sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng tại cơ quan này, gồm: viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản, hen phế quản... và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu chứng bệnh phát tác nghiêm trọng.

tam nuoc lanh

Ảnh minh họa

Nhưng cái hại của việc tắm đêm bằng nước lạnh không chỉ dừng lại ở việc tổn hại đến sức khỏe, mà đôi khi còn đe dọa cả tính mạng chúng ta. Cụ thể, ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phần não và tim. Tắm vào thời điểm này sẽ khiến tình trạng co mạch máu trở nên nghiêm trọng hơn, huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não, nếu cấp cứu không kịp sẽ gây tử vong.

Nói chung, dù là bất cứ ai hay bất cứ độ tuổi nào cũng không nên tắm đêm. Nếu cần phải vệ sinh cơ thể rồi mới đi ngủ được, mọi người có thể lấy khăn bông thấm nước ấm và lau xung quanh người cho sạch sẽ và thoải mái hơn. Và chỉ nên làm việc này trong vòng 3-5 phút rồi kết thúc, tránh làm quá lâu gây cảm lạnh.

3. Tập thể dục quá sớm hoặc quá muộn

Tập thể dục là một điều tốt, nhưng cũng cần chú ý để không “rước họa vào thân”, nhất là trong mùa lạnh. Theo chuyên gia sức khỏe, đột quỵ và đột tử do tập thể dục mùa lạnh hầu hết đến từ 2 nguyên nhân. Một là sai thời điểm tập luyện sai và hai là sai cường độ tập luyện.

tap the duc

Ảnh minh họa

Thực tế, chúng ta không nên tập thể dục vào sáng sớm (trước 5h30 sáng) và tối muộn mùa lạnh (sau 22h tối). Do các thời điểm này thường có nhiệt độ thấp nhất trong ngày, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà cũng rất cao. Chưa kể, nếu mọi người có thói quen tắm rửa sau khi tập luyện thì sẽ càng nguy hiểm. Dễ dẫn tới đột quỵ nhiệt, đột tử do đau tim, tắc nghẽn mạch máu.

Tập luyện là cần thiết nhưng đừng tập quá sức vì cho rằng trời lạnh phải vận động nhiều hơn mới đổ mồ hôi, giảm mỡ. Cũng không nên chọn tập luyện ở những nơi quá cao, lượng oxy thấp

4. Ngồi quá lâu

Các nhà khoa học phát hiện, những người thường ngồi trên 8 tiếng khi làm việc, ít vận động có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn 20%, và nguy cơ đột tử do đau tim và đột quỵ cao hơn 50% so với những người đứng làm việc, hoặc thường xuyên vận động.

Theo thống kê, hàng năm có hơn 15 triệu người trên thế giới bị đột quỵ. Trong đó, Việt Nam có hơn 200.000 ca. Cứ thế, trung bình 45 giây sẽ có 1 ca đột quỵ và cứ 3 phút sẽ có một người bị đột tử. Các bác sĩ cho biết thêm, tình trạng đột quỵ ở người trẻ và dân văn phòng tăng rất nhanh, tỷ lệ mắc phải cao hơn 5% so với trung bình mỗi năm ở nhóm đối tượng này.

ngoi lam viec

Ảnh minh họa

Máu chảy từ tim đi nuôi cơ thể và sẽ trở lại tim qua hệ tĩnh mạch. Tuy nhiên, ngồi lâu có thể khiến quá trình này bị đình trệ, lâu dần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim, cụ thể là đau tim, cao huyết áp, tắc động mạch vành, suy tim...

Không chỉ vậy, người ngồi hơn 6 tiếng một ngày mà không có bất kỳ sự vận động nào có thể bị rút ngắn tuổi thọ đến 15 năm so với những người ngồi ít hơn 3 tiếng. Đó là lý do vì sao, mọi người chớ nên ngồi quá lâu mà cần thường xuyên vận động nếu không muốn nguy hiểm ập tới với mình.

5. Đánh răng, rửa mặt bằng nước lạnh

Nhiều người thường có thói quen đánh răng, rửa mặt bằng nước lạnh vì nó giúp họ tỉnh táo và sảng khoái hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm khí lạnh tràn về như hiện tại, đây không phải là một hành động nên làm.

Theo đó, phòng tắm, nhà vệ sinh là một trong những nơi dễ xảy ra đột tử nhất vào mùa lạnh. Bởi khi đánh răng, rửa mặt, ngoài hiện tượng sốc nhiệt, co rút mạch máu còn bị ảnh hưởng bởi tư thế cúi xuống để thực hiện lên cơ và tuần hoàn máu. Thay vào đó, nên dùng nước ấm nhẹ, sau đó từ từ để làn da cảm nhận hơi ấm, không vội vã khi thực hiện các động tác rửa mặt và đánh răng để bảo vệ chính mình.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn