Mật ong
Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng mật ong, một loại thực phẩm thường rất bổ dưỡng, có thể cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh ngộ độc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch kém phát triển của trẻ em và có thể dẫn đến yếu cơ và các vấn đề về hô hấp. 100 trường hợp ngộ độc ở trẻ sơ sinh xảy ra hàng năm liên quan đến dùng mật ong.
Đồ uống nước trái cây, nước ngọt, và đồ uống có ga
Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em dưới một tuổi không nên uống nước trái cây đóng hộp, soda và đồ uống có ga vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, da và trí nhớ của trẻ em. Ngoài ra, cả 3 loại đồ uống này đều không chứa vitamin hoặc khoáng chất.
Bỏng ngô làm bằng lò vi sóng
Bỏng ngô lò vi sóng là món ăn nhẹ quen thuộc của trẻ em. Tuy nhiên, bỏng ngô được làm bằng vi sóng có thể giải phóng các hóa chất nguy hiểm. Chúng có chứa perfluorination được sử dụng trong giấy gói thức ăn nhanh, và khi chất này tích tụ quá nhiều có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em và thậm chí có liên quan đến ung thư.
Bột ngọt, mì chính
Thành phần chủ yếu chứa trong bột ngọt, mì chính sau khi tiêu hóa sẽ phân giải thành glutamic axit. Một khi chất này có hàm lượng quá cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông tin của hệ thần kinh. Ngoài ra, trẻ sau khi ăn quá nhiều bột ngọt, mì chính, cơ thể còn có thế bị thiếu kẽm.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng sự phát triển trí não của trẻ bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, vì thế mẹ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung DHA và vitamin B11. Hơn nữa, thói quen ăn uống của trẻ cũng nên được hình thành ngay từ nhỏ, để đảm bảo sự cân bằng kiềm và axit trong cơ thể.
Mì ăn liền
Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.
Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.