Mệt mỏi quá mức
Nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức thì hãy cảnh giác với với căn bệnh tiểu đường. Người bị mắc tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi dù không hề làm việc vất vả.
Đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận không thể hoạt động đúng cách khiến đường bị tích tụ trong nước tiểu. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể sinh ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn và nấm men.
Nếu bạn cảm thấy tần suất đi vệ sinh của mình tăng lên bất thường, hãy cảnh giác với căn bệnh tiểu đường.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Khi lượng đường trong máu tăng cao, bạn có thể bị giảm cân một cách bất ngờ. Điều này xảy ra do cơ thể không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động bình thường. Khi đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo trong cơ thể và dẫn tới giảm cân.
Nếu bạn không tập luyện, không ăn kiêng mà bị giảm cân không rõ nguyên nhân, đó là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị bệnh, rất có thể đó là bệnh tiểu đường.
Mất thị lực
Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Về lâu dài, nó có thể gây mất thị lực. Nếu nhận thấy sự thay đổi đột ngột về thị lực, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Khát nước liên tục
Nếu bạn thường xuyên uống nước nhưng vẫn thấy khát thì hãy cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự đào thải đường qua nước tiểu để giảm đường huyết. Điều này khiến bạn thường xuyên có cảm giác khát nước.
Da khô, ngứa
Một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là khô và ngứa da. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng cao gây kích ứng da.